THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:36

Chuyện cảm động về vợ chồng mù chủ của mái ấm "Mây bốn phương"

Chuyện về vợ chồng người đỡ đầu 

Nhắc đến tuổi thơ của mình, anh Lê Văn Đến  rưng rưng  kể, anh sinh năm 1969, ở Trà Vinh, từ nhỏ anh có niềm đam mê cháy bỏng về âm nhạc. Tự học mót và luyện thanh được hàng chục điệu gui tar rất chuyên nghiệp. Thế nhưng bước qua tuổi lên mười, trong một cơn bạo bệnh đôi mắt của anh bỗng nhiên trở nên mù lòa không thể nào cứu chữa được. Nỗi đau như ập xuống với anh. Con đường từ nhà đến bệnh viện tỉnh Trà Vinh đong đầy nỗi buồn tủi. Gia đình anh cũng quá nghèo đến cái ăn cũng không trang trải đủ.

Những người thân cũng lo tất bật cuộc sống mưu sinh. Thương bố mẹ đã già yếu, không muốn là gánh nặng cho họ, trong một đêm mưa cậu bé Lê Văn Đến bỏ lên Sài Gòn mưu sinh, với hai bộ quần áo cũ và 20 đồng, năm đó Đến 14 tuổi. Anh đi khắp các ngã đường ở thành phố hát rong và bán vé số, bán hàng rong, tối đến thì ngủ vạ vật ở các gầm cầu. Anh bảo; có lúc cảm thấy như đã đến tận cùng nỗi cơ cực. Nhưng mà nếu tự vẫn thì lại hèn quá. Tình cờ trong một chuyến rong ruổi, Đến tình cờ gặp một người tốt bụng cũng làm ở xưởng sản xuất đàn và nghề thủ công nhận về ở và truyền nghề. Vừa học anh vừa tiếp tục đi hát rong kiếm tiền. Bước qua tuổi 20, hạnh phúc đã mỉm cười khi Lê Văn Đến gặp chị Bùi Thị Kim Loan một người cùng cảnh ngộ.

Chị Loan cũng bị mù bẩm sinh và muốn tự đi hát rong kiếm sống. Hai người kiếm được một số vốn nho nhỏ và tự dọn về ở với nhau sau đó mua một số cây đàn về luyện tập nhuần nhuyễn rồi đi khắp nơi, kể cả miền Tây “gom” hết những thân phận tàn tật, khiếm khuyết như mình về sống chung và giúp họ luyện nhạc để đi biểu diễn.

Khi hai người quyết định kết hôn, đã không ít người can ngăn. Anh Đến kể; “Dù không giúp được gì nhưng khi biết chuyện tôi định lấy một cô gái đồng cảnh ngộ mùa lòa như mình, mọi người thân bảo đã mù rồi mà lấy người mù nữa thì sau này chỉ có nước chết đói. Nhiều người sáng mắt còn vạ vật ra mới có được miếng ăn nữa là hai người mù thì con biết xoay sở ra sao. Rồi sau này sinh con nữa, ai sẽ chăm con và lo tương lai của chúng. Nhưng lòng tôi đã quyết thì không thay đổi nữa”.

Đến nghĩ nếu hai vợ chồng đồng lòng, chăm chỉ làm ăn thì bất cứ việc gì cũng có thể vượt qua. Còn với chị Kim Loan thì cái duyên với Đến và những người khuyết tật cũng thật tình cờ. Chi kể; một hôm tôi đang đi bán vé số và hát dạo thì có một khách mua vé số mách nước và Củ Chi này cũng có người đàn ông mù, hát rất hay, đến đó mà học hỏi thêm nếu thấy cần thiết. Mấy hôm sau tôi đến, rồi nhanh chóng có cảm tình với nhau.

Từ một căn nhà thuê với trên 10m2 nhưng tất cả thành viên trong ngôi nhà đều vượt lên số phận đi biểu diễn khắp nơi nên có thêm tiền họ mua thêm đàn và các dụng cụ làm nghề thêu. Nhiều người cảm động cũng đã đến ủng hộ. Thoáng cái đến nay, cơ sở của anh Đến đã lên đến trên 50 chục người ở mọi lứa tuổi khác nhau. Anh Đến bộc bạch rằng: “Mái ấm Mây Bốn Phương được thành lập từ tháng năm 2006 từ 1 căn nhà thuê.Cực lắm. Sau, được sự hỗ trợ từ người thân cộng với tiền để dành, măm 2008, tôi cùng vợ xây được một ngôi nhà nhỏ, để làm nơi lưu trú và dạy ghề cho các anh chị em khiếm thị. Từ ngày đầu thành lập mái ấm đã là một cơ sở cưu mang và nôi dạy những người kiếm thị, những hoàn cảnh bị cô lập khỏi ánh trong khu vực TP.Hồ Chí Minh. Mái ấm luôn sẵn sàn dang tay đón nhận tất cả các hoàn cảnh tương tự, “Mây bốn phương” cũng có nghĩa là nơi neo đậu của những đám mây thiệt thòi, trĩu nặng nỗi đau từ khắp nơi tụ về mà”.

Ông Nguyễn Văn Lãm, cán bộ ấp Phú Hòa cho biết: "Hiếm có cặp vợ chồng mù nào giống anh Đến". 

Chuyện cảm động về nhạc viện người khuyết tật

Cùng cất tiếng hát để mưu sinh.        

Nương tựa vào nhau để cùng tích cóp lo cho người khác. Bao nhiêu thân phận được hồi sinh từ chính mái ấm này rồi đấy. Có lần chúng tôi cứ thấy anh Đến và chị Kim Loan thức thâu đêm hàng tuần lễ để nghiên cứu soạn ra các bài nhạc hợp lí cho các thành viên trong mái ấm đi biểu diễn.

Tại Câu lạc bộ Mây bốn phương, anh chị em khiếm thị không những được nuôi dưỡng, được học hành mà còn được quan tâm chăm lo từ chính những người đến trước. Tuy nhiên do sự khuyết tật của bản thân và định kiến xã hội, cơ hội mưu sinh của các anh chị em cũng khắc nghiệt như chính số phận của họ.

Bữa no, bữa đói luôn đeo đuổi trên suốt chặn đường mưu sinh của họ. Tuy sinh ra không được may mắn như những người bình thường khác nhưng nơi đây đã tiếp sức cho họ một nghị lực để sống, từ mái ấm này những con người tưởng chừng như không có ích cho xã hội lại làm ra những sản phẩm những công cụ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Chính họ đã cùng nhau viết nên những cổ tích giữa thành phố bộn bề đua chen này.

Thương nhau như thể tay chân

Cùng có số phận không may mắn như nhau nên các thành viên trong mái ấm Mây bốn phương đều xem nhau như ruột thịt. Người nào có năng khiếu âm nhạc thì luyện nhạc, người nào yếu quá hay không có năng khiếu thì được học nghề. Bằng lòng chân thành và thiện nguyện của mình, anh Đến, chị Loan còn liên hệ đến nhiều trung tâm dạy nghề xin họ đến dạy ít buổi miễn phí cho những thành viên thiệt thòi trong mái ấm của mình. 

Chuyện cảm động về nhạc viện người khuyết tật

Không hát được thì học nghề.

Dồn tiền từ một số nhà hảo tâm hỗ trợ cộng thêm với một số tiền ủng hộ từ những lần đưa các thành viên trong mái ấm đi biểu diễn ở các cuộc họp, các chương trình văn nghệ trong huyện,  anh Đến mua được thêm rất nhiều dụng cụ nhưng tuyệt đối không sắm sửa riêng gì cho mình cả. Số tiền biểu diễn dành mua thuốc men, các dụng cụ để sơ cấp cứu cho những thành viên già khi bệnh nặng mà chưa kịp đưa đến bệnh viện.

Nhiều thành viên hát hay, học giỏi, thuộc nhiều thơ, anh Đến lại trích tiền mua quà thưởng nên các thành viên rất hăng say tập luyện cũng như căng tràn thêm niềm tin yêu cuộc sống. Em Trần Văn Quốc và nhiều em khác hồ hởi khoe: “Cả hai vợ chồng “thầy” Đến đều được chúng em xem như bậc đỡ đầu, họ miệt mài truyền dạy âm nhạc đến mức quên cả ăn uống đấy. Nhất là cô Loan, có hôm cứ mò mẫn học nhạc rồi dạy nhạc từ đầu hôm đến xuyên đêm mới thôi đấy”.

Mỗi người bị khuyết tật khác nhau, nên mỗi khi lên sân khấu ra hiệu lệnh, người hát trước, người hát sau lại phải đợi nhau hay phải ra hiệu lệnh lại bằng cách bảo các thành viên nắm tay nhau, một người bắt đầu hát thì các thành viên khác hát theo. Anh Lê Văn Đến bảo: "Có người vào đây rồi khi có người thân đến đón họ lại không muốn về nữa đâu".

Anh Đến cũng mong muốn sẽ soạn ra được một giáo trình hoàn hảo về thanh nhạc dành cho người khuyết tật và sáng tạo nên một cuốn sách nói về quy trình phân loại nhóm và phương pháp dạy nghề cho người khuyết tật. Anh Trần Văn Dũng, từ lúc chào đời đã phải ngồi xe lăn với đôi chân co quắp nhưng cũng chưa bao giờ lụi tắt khát vọng, dù có lúc cũng dâng trào niềm tủi phận. Dũng nghẹn ngào tâm sự: “Nhà nghèo lắm, bố cũng bị tật, gia đình từng dốc hết tiền chữa cho tôi nhưng không khỏi nên tôi phải lang thang mưu sinh. Ban đầu tính nhảy sông Sài Gòn tự vẫn nhưng may mắn đúng đoàn của anh Đến đang đi biểu diễn trong một hội nghị nên tôi theo họ luôn. Giờ đây thì thấy lại được niềm tin cuộc sống rồi, không còn cực đoan và chán nản như trước nữa đâu".

MỸ NGA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh