Ngôi đình 600 năm tuổi ở xứ Thanh: Cột, kèo bị mối mọt tấn công gây biến dạng
- Văn hóa
- 14:41 - 10/10/2019
Đình Thượng Phú nổi tiếng là ngôi đình với kiến trúc Chăm độc đáo. Theo một cao niên trong xã, đình được xây dựng bởi những người thợ Chăm Pa khéo léo. Bằng sự tài hoa của mình, những người thợ đã tạc nên những nét hoa văn, chạm khắc đặc trưng của văn hóa Chăm trên từng thớ gỗ quý.
Bên tả mái trong của đình Thượng Phú là những chạm khắc cổ kính, sang trọng tạo nên một bức tranh rõ nét về văn hóa cung đình, với những bức điêu khắc long, ly, quy, phượng...
Bên hữu là bức tranh toàn cảnh về những sinh hoạt đời thường của người Việt như: Đánh cá, chọi gà, đám cưới, cảnh muông thú quần thảo bên nhau…
Những nét hoa văn, chạm khắc đặc trưng của văn hóa Chăm trên từng thớ gỗ quý của đình Thượng Phú.
Theo sổ sách lưu truyền, khoảng thế kỷ XIV, tướng quân Trần Khát Chân mang quân đi đánh Chiêm Thành (Chăm Pa) để cứu công chúa Huyền Trân. Sau khi thắng trận trở về, ông đã bắt rất nhiều tù binh, đồng thời chiêu mộ về vùng đất Đại Lại không ít những nghệ nhân gốm, mộc có tài…
Trải qua 600 năm tuổi, đình Thượng Phú đã có dấu hiệu xuống cấp. Hệ thống cột kèo của đình đã bị mối mọt tấn công gây biến dạng, rất cần được nâng cấp, tu sửa.
Bí thư thôn Kim Sơn Lê Văn Thanh cho hay: "Đình Thượng Phú lâu nay là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các cuộc họp và lễ hội lớn của địa phương. Đình còn được tổ chức nhiều sự kiện trọng đại như: Tổ chức mừng công chiến thắng Điện Biên, có giai đoạn đình còn được dùng làm bệnh viện, trường học, là kho chứa kho lương, kho vũ khí. Đặc biệt, tại đình còn diễn ra nhiều sự kiện trọng đại khác như: Tổ chức đại hội Đảng bộ huyện, đại hội Đảng bộ xã và các đại hội, hội nghị lớn của chính quyền và các đoàn thể huyện và xã".
Còn Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hà Đông Phạm Văn Vĩnh cho biết: "Đình Thượng Phú đã gắn liền với nhiều thế hệ của người dân địa phương. Kiến trúc của đình độc đáo có một không hai; nay đình đã xuống cấp, rất cần được đầu tư nâng cấp, sửa chữa.