THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 12:43

Nghệ nhân AJar: Cẩn trọng từng con chữ

 

Năm 2000 ông chính thức trở thành hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kon Tum và cũng từ đó ông thôi không làm rẫy nữa mà dành hết thời gian và tâm huyết cho việc sưu tầm và biên dịch sử thi Sơ đang, Ba Na.

Ông bảo việc phiên âm từ tiếng dân tộc rồi dịch sang tiếng Việt đòi hỏi tỷ mỉ cẩn trọng từng con chữ, nếu không dễ sai lắm. Ví dụ như trên báo chí vẫn thường viết chữ Xê Đăng, Ba Na là không đúng, không chuẩn mà phải là Sơ đang và Bahnar.

Những ngày dự trại sáng tác văn học nghệ thuật ở buôn Ako Dhong, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lăk), trong khi các nhà văn, nhà thơ khác gõ bản thảo rào rào trên laptop, thì tôi thấy ông cứ nắn nót viết bản thảo bằng bút bi một cách thật cần mẫn.

Ông là một nghệ nhân cẩn trọng và tỷ mẩn như thế. Đã hàng chục năm qua ông chỉ viết tay bản thảo biên dịch sử thi của mình.Tính đến nay ông đã hoàn thành tất cả 30 cuốn sử thi Bahnar và Sơ đang, với mỗi cuốn dày từ 500 trang in trở lên, xuất bản bằng song ngữ.

Sử thi Bahnar gồm: Giông Giơ pơti dơng i e (Giông Giơ mồ côi từ nhỏ); Giông năm tơ hre (Giông đi đòi nợ); Bia Phu hrech Giông (Nàng Bia Phu bỏ Giông).. .Phần sử thi Sơ đang: Dăm Duông brọ dek wi (Chàng Duông đi ở đợ); Dăm Duông bê juông (Chàng Duông làm nhà rông); Duông ôi plêng lăng (Chàng Duông ở trên trời)...

 Nghệ nhân AJar hiện nay dành hết thời gian tâm huyết của mình để sưu tầm, biên dịch sử thi dân tộc Bahnar và Sơ đang

Đó là cuộc đời và chiến công của hai người anh hùng được sử thi dân tộc Bahnar và Sơ đang kể về họ với hàng ngàn trang sách. Các nghệ nhân Bahnar và Sơ đang có thể hát, kể hết mùa trăng này, tới mùa trăng khác chưa dứt mà vẫn luôn làm say đắm bao trái tim người nghe.

Ông cho biết sưu tầm, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên nói chung, sử thi Bahnar, Sơ đang nói riêng là một dự án lớn của quốc gia, trong đó Kon Tum được coi là cái nôi của kho tàng sử thi Tây Nguyên.

 Nhưng điều ông đang trăn trở, day dứt là hiện nay dự án này đang gặp khó khăn về kinh phí. Trong khi đó các nghệ nhân còn thuộc và hát, kể được sử thi chỉ còn vài ba người, nhưng cũng đã ở tuổi gần đất xa trời.

Ông buồn rầu nói, chỉ khoảng 5 – 10 năm nữa là nguy cơ mất hết sử thi. Tôi không biết nói gì hơn, chỉ thấy nuối tiếc mà lực bất tòng tâm, không thể làm gì hơn được. Tôi đã làm và sẽ làm hết cái tâm của mình, hết sức mình để bảo tồn sử thi Tây Nguyên.

Nhưng cái khó nó bó chặt cái khôn rồi. Mai đây có thể cả kho tàng sử thi đồ sộ của Tây Nguyên sẽ đi về cát bụi cùng với các nghệ nhân. Hiện nay có hai nghệ nhân đó là ông A Lưu (Bahnar) và ông A Ar (Sơ đang) tuổi đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe đã yếu  còn nắm giữ hàng trăm sử thi (đã ghi băng nhưng chưa được biên dịch).

Hai ông cũng muốn truyền dạy cho thế hệ trẻ, nhưng không có kinh phí thực hiện. Mong muốn của tôi sử thi phải được trở về sống trong lòng cộng đồng và được sống trong không gian văn hóa của người Bahnar, Sơ đang.

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh