CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:31

Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam - Australia: “Giáo dục nghề nghiệp vì doanh nghiệp”

Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam - Australia: “Giáo dục nghề nghiệp vì doanh nghiệp” - Ảnh 1.

TS. Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, mối quan hệ giữ Việt Nam và Australia đã nâng lên tầm chiến lược, riêng lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và Australia đã có sự hợp tác mạnh mẽ và đem lại nhiều kết quả quan trọng.

"Kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng giúp Việt Nam phát triển nhanh và tăng trưởng trong tương lai. Kết nối giữa Giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp là sự gắn kết hết sức quan trọng và thiết thực, đây là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới", Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh.

Giữa Việt Nam và Australia không chỉ là sự hợp tác về Giáo dục nghề nghiệp mà còn là mối quan hệ thân thiết giữa 2 nước Việt nam và Australia trên nhiều lĩnh vực...

Tại hội thảo, bà Julianne Cowley, Tổng lãnh sự Australia tại TP. Hồ Chí Minh nhận định: "Giáo dục Nghề nghiệp là một trong nền tảng phát triển đất nước, để nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp thì phải có kỹ năng nghề nghiệp.

Chúng tôi cam kết với Việt Nam trong 10 năm tiếp theo chúng tôi sẽ đẩy mạnh phối hợp Gáo dục Nghề nghiệp giữa Việt Nam và Australia để đưa kinh tế của 2 nước cùng phát triển mạnh mẽ".

Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam - Australia: “Giáo dục nghề nghiệp vì doanh nghiệp” - Ảnh 2.

Các chuyên gia bàn luận xoay quanh chủ đề "Giáo dục nghề nghiệp vì doanh nghiệp".

Đào tạo nghề gắn với kỹ năng

Là một người đã giúp hàng ngàn trẻ em cơ nhỡ, thanh niên Việt Nam có kỹ năng nghề nghiệp và có công việc ổn định. Ông Jimmy Phạm, Nhà sáng lập Know One Teach One (KOTO) chia sẻ: "Tôi rất may mắn khi đã có cơ hội được học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, sau khi đến Việt Nam tôi bắt gặp nhiều bạn trẻ (trẻ em đường phố) phải sống trong nghèo khổ và không được học tập nên tôi đã quyết định ở lại Việt Nam. Thời điểm ban đầu tôi giúp các bạn trẻ bằng cách cho các bạn thức ăn…sau đó tôi quyết định thay đổi, tôi không cho các bạn trẻ 'con cá' mà sẽ cho các 'cần câu', quyết định là làm tôi liên hệ với trường giáo dục ở Australia để được hỗ trợ rồi thành lập KOTO. Từ khi hành lập, KOTO nhận những bạn trẻ không có cơ hội học tập để đào tạo tại trung tâm nội trú. Chúng tôi vừa dạy các bạn trẻ lý thuyết vừa kết hợp cho các bạn được thực hành tại các nhà bếp của các nhà hàng, khách sạn ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội…

Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam - Australia: “Giáo dục nghề nghiệp vì doanh nghiệp” - Ảnh 3.

TS. Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp trao đổi với các đại biểu trong giờ nghỉ giải lao.

Bên cạnh dạy nghề chúng tôi cố gắng giúp các bạn nâng cao phát triển kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, sau 2 năm được đào tạo, từ những trẻ em đường phố 100% các bạn trẻ đều được nhận vào làm ở các doanh nghiệp lớn. Hiện nay, những học sinh của chúng tôi đã tham gia nhiều chương trình tài năng thế giới, nhiều doanh nghiệp lớn đang săn tìm học viên của chúng tôi để mời về làm việc. Nhiều học sinh sau khi học nghề, có kỹ năng sau một thời gian đi làm các bạn đã học liên thông lên đại học, thạc sĩ và tiến sĩ…

Tôi thấy ở Việt Nam hiện nay rất nhiều chương trình đào tạo còn mang nặng lý thuyết, còn ở Australia các bạn vừa học lý thuyết vừa kết hợp thực hành, từ thực hành các bạn sẽ học được nhiều kỹ năng thực tiễn. Khi hoàn thành khóa học các bạn đều tự tin với tay nghề của mình, khi làm việc đều được các doanh nghiệp lớn hài lòng và không phải mất thời gian đào tạo lại.

Theo tôi, để mỗi học viên trang bị đầy đủ kỹ năng sau đào tạo trước hết học viên phải cứng về nghề nghiệp chính, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng trong nghề nghiệp".

Nên phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo nghề

Bàn luận về vấn đề đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp theo các chuyên gia trước hết nhà trường phải thương xuyên kết nối, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường xuyên đến thăm nhà trường, thông tin cho nhà trường được biết nhu cầu của mình và có thể tiến hành đặt hàng để nhà trường đào tạo phù hợp, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó nhà trường cũng thường xuyên thăm, trao đổi với doanh nghiệp để nắm bắt được những trang thiết bị, máy móc của doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ nhà trường trong việc ứng dụng máy móc vào chương trình đào tạo.

Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam - Australia: “Giáo dục nghề nghiệp vì doanh nghiệp” - Ảnh 4.

Để đào tạo tốt, nhà trường nên phối hợp với các doanh nghiệp.

Để đạt hiệu quả nhất giữa nhà trường và doanh nghiệp nên kết hợp với nhau để đào tạo, phía nhà trường sẽ đào tạo lý thuyết còn doanh nghiệp nên hỗ trợ nhà trường đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, từ đó đáp ứng nhu cầu của nhau.

Ông Carl Peters, Linconln Electric bày tỏ quan điểm: "Trường dạy nghề phải thường xuyên mua các máy móc hiện đại, đồng thời phải hướng dẫn cho giáo viên để giáo viên nắm bắt được rồi từ đó dạy lại cho học viên đề học viên không bị thụ động khi đến làm việc tại các nhà máy lớn ở doanh nghiệp".

Ông Mark Dummett, Austal cho rằng: "Bên cạnh đào tạo tay nghề thì chúng ta cần đào tạo các học viên về kỹ năng giao tiếp. Cụ thể, như tăng cường ngoại ngữ để các học viên đầy đủ kỹ năng nghề khi hoàn thành khóa học. Bởi vì khi làm việc, người lao động thường xuyên giao tiếp, tương tác với khách hàng, các đối tác nên khi trang bị đầy đủ kỹ năng nghề, kỹ năng mềm thì người lao động sẽ có lợi thế để thăng tiến cao hơn. Khi có kỹ năng họ có thể thích ứng với nhiều môi trường làm việc và luôn luôn tự tin mang lại hiệu quả cao".

Cũng theo ông Mark Dummett, để đào tạo nghề hiệu quả, trước khi xây dựng giáo trình ở mỗi ngành nghề nhất định thì nhà trường nên ngồi lại với các doanh nghiệp về lĩnh vực đó để cùng nhau xây dựng giáo trình. Không thể để học viên học xong khóa học, tốt nghiệp rồi mới đi làm mà doanh nghiệp phải luôn đồng hành cùng nhà trường, phải để học viên vừa học vừa làm như vậy mới đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó đội ngũ giảng viên cũng phải vững về lý thuyết, giỏi cả tay nghề. Tôi thấy ở Việt Nam các sinh viên giỏi sau khi hoàn thành khóa học được nhà trường giữ lại để làm giảng viên thì điều này không hợp lý, bởi vì giảng viên đào tạo nghề là những người học giỏi nhưng phải trải qua quá trình đi làm, nâng cao tay nghề sau đó mới đưa về làm giảng viên thì mới có chất lượng.

Cần phân loại nghề nghiệp và nhóm học viên

Để đào tạo nghề nghiệp tốt nhất, nhà trường nên tiến hành phân loại ngành nghề cụ thể, mỗi ngành nghề cần có một bộ giáo trình và kỹ năng chuyên ngành riêng. Không những vậy nhà trường nên tư vấn cho học viên khi chọn nghề theo học và phân nhóm để đào tạo mới có hiệu quả cao.

Bày tỏ về quan điểm trên, theo ông Mario Dimovski, Tradiebot Industries: "Để người lao động đào tạo ra có chất lượng cao, chúng ta nên ứng dụng công nghệ số vào đào tạo, với mỗi nhóm ngành nghề riêng chúng ta phải có giáo trình đào tạo phù hợp nhất. Ông Mario Dimovski dẫn chứng: Nếu với nhóm nghề sơn ô tô có thể nhà trường không nhất thiết phải mua ô tô, máy móc, sơn ô tô để học viên thực hành sơn…Mà nhà trường nên ứng dụng công nghệ ảo để học viên có thể tham gia thực hành sơn ô tô mà không phải mất chi phí quá cao như thực hành thật.

Bà Wendy Walker - Bộ việc làm, kỹ năng Doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp gia đình Australia nhận định: "Đào tạo nghề nghiệp phải chú trọng 'tay nghề thực - sự nghiệp thực', phải đào tạo học viên một cách thiết thực nhất, biết nhu cầu của học viên cần học ngành, nghề gì và các doanh nghiệp họ muốn người lao động phải đáp ứng nhu cầu của họ như thế nào ở nhóm ngành nghề đó, như vậy vị thế của Giáo dục nghề nghiệp mới được nâng cao.


XUÂN TRƯỜNG - HẢI LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh