THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:05

Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính qua ngôn ngữ ký hiệu

Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính qua ngôn ngữ ký hiệu - Ảnh 1.

Thầy Võ Duy Quang, giáo viên Trường Khiếm thính Lâm Đồng, dạy ngôn ngữ ký hiệu cho các học sinh khiếm thính.

Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp triển khai dự án "Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu" (QIPEDC) giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ngân hàng Thế giới tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Theo đó, ngày 2/5/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định về việc phê duyệt Văn kiện dự án "Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu" do Quỹ Hợp tác toàn cầu về tài trợ đầu ra (GPRBA) viện trợ không hoàn lại ủy thác thông qua Ngân hàng Thế giới.

Dự án được thực hiện hiện từ năm 2019 - 2021, tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Đắk Lắc, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Cà Mau, Tiền Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng tiếp cận ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt cho trẻ khiếm thính tại các trường học được lựa chọn, các tỉnh tham gia dự án và cải thiện kết quả học tập cho đối tượng này.

Cụ thể, dự án đề ra mục tiêu duy trì và tăng tỷ lệ học sinh khiếm thính tiếp cận giáo dục tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt. Trong đó, 2.040 học sinh khiếm thính sẽ được tiếp cập giáo dục tiểu học bằng ngôn ngữ ký hiệu; 400 giáo viên tiểu học, 100 nhân viên hỗ trợ giáo dục được bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận để giảng dạy môn Toán và Tiếng Việt bằng ngôn ngữ ký hiệu.

 2.040 phụ huynh có trẻ tham gia Dự án và 400 người lớn điếc được bồi dưỡng ngôn ngữ ký hiệu và hỗ trợ học sinh khiếm thính. Bên cạnh đó, dự án sẽ xây dựng hệ thống học liệu băng hình dựa trên ngôn ngữ ký hiệu dành cho học sinh từ lớp 1 đến 5 môn Toán và Tiếng Việt; tăng số lượng ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt từ 2.000 lên 6.000 nhằm tạo thuận lợi trong học tập và giao tiếp cho trẻ khiếm thính.

Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính qua ngôn ngữ ký hiệu - Ảnh 3.

Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính qua ngôn ngữ ký hiệu.

"Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu gồm 4 hợp phần: Xây dựng tài liệu dạy học dựa trên kí hiệu ngôn ngữ dành cho giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học; Bồi dưỡng giáo viên tiểu học, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, người lớn điếc dạy môn Toán và Tiếng Việt bằng ngôn ngữ ký hiệu; Hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra cho các trường tiểu học tiếp nhận và dạy trẻ khiếm thính bằng ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt; Quản lý dự án và xác minh độc lập.

Tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho rằng, Việt Nam có đủ điều kiện để có thể thực hiện được dự án này. Hy vọng, dự án sẽ mở ra hướng đi mới tốt hơn cho giáo dục trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ khiếm thính.

Thông tin từ đại diện Ngân hàng Thế giới, hiện dự án đã bố trí được vốn đối ứng; thời gian còn lại không nhiều nên các bên cần nỗ lực hơn nữa để tăng tốc và đáp ứng đúng tiến độ thời gian.

Tại buổi họp, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ngân hàng Thế giới cùng trao đổi về từng hợp phần của dự án và những vấn đề liên quan nhằm giúp dự án triển khai hiệu quả, đúng tiến độ và bền vững.

THANH HÒA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh