THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:46

Mô tả kinh nghiệm làm việc trong CV thế nào cho ấn tượng?

Kinh nghiệm trong CV bao gồm những gì?

Kinh nghiệm làm việc, hiểu theo nghĩa khác thì nó chính là thành tích mà bạn đã đạt được trong quá khứ. Khi đưa thông tin này vào các CV xin việc đơn giản, cần đảm bảo có đủ các yếu tố sau đây:

●       Định lượng: Những kết quả cụ thể được trình bày thông qua các số liệu thống kê, tỷ lệ phần trăm… sẽ tạo được ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng

●       Định tính: Các danh hiệu, giải thưởng, khen thưởng hay sự thừa nhận từ công ty cũ.

Để mục kinh nghiệm trong CV làm việc thực sự nổi bật, bạn cần chọn lọc các nội dung trên và đưa vào thật khéo léo. Trong quá trình viết, không nên dùng ngôn ngữ chủ quan cũng không nên sử dụng các từ mang tính khẳng định nhất như: tốt nhất, giỏi nhất, xuất sắc nhất… Điều này có thể gây phản ứng ngược khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một người quá đề cao bản thân mình. Cấu trúc lý tưởng nhất chính là: Mô tả công việc + Kết quả công việc.

1

Gợi ý cách mô tả kinh nghiệm làm việc ấn tượng nhất 

Theo công thức trên, chúng ta sẽ có quy trình 5 bước viết kinh nghiệm làm việc ấn tượng nhất trong CV sau đây:

Bước 1: Kiểm tra thật kỹ yêu cầu tuyển dụngBước đầu tiên là bạn hãy đọc lại nội dung tuyển dụng. Xác định và đánh dấu những vấn đề quan trọng trong yêu cầu tuyển dụng. Điều này sẽ giúp bạn nhìn ra được nên liệt kê những kinh nghiệm nào phù hợp nhất. Từ đó cũng tạo được mục kinh nghiệm đúng trọng tâm như kỳ vọng của nhà tuyển dụng.

Bước 2: Liệt kê tất cả các thành tựu, kinh nghiệm trong quá khứHãy lục lại trí nhớ của mình, sau đó liệt kê ra giấy tất cả những kinh nghiệm làm việc đã có của bạn. Tất nhiên, đó chính là những thành tựu nổi bật nhất. Có thể đó là một giải thưởng. Hoặc là những con số cho thấy thành quả công việc.

Sau đó, bạn hãy sàng lọc các kinh nghiệm này. Mục kinh nghiệm nào bạn cần loại bỏ, kinh nghiệm nào bạn sẽ đưa vào CV cần đánh dấu chi tiết lại. Điều này rất quan trọng. Vì nếu trình bày tất cả, bạn sẽ tạo nên một mục kinh nghiệm quá dài và thiếu trọng tâm.

Bước 3: Đưa kinh nghiệm vào CV một cách khéo léo Khi đã có danh sách kinh nghiệm làm việc trong quá khứ, hãy chọn lọc các yếu tố phù hợp với mô tả công việc để đưa vào CV. Nếu ứng tuyển vào ví trị bán hàng, bạn có thể áp dụng cách viết như sau:

Thu thập, phân tích hành vi, tâm lý của 1000 người đăng ký cho chiến lược tiếp thị mới và giúp tăng doanh số bán hàng lên 20% trong 3 tháng.

Các bạn sinh viên mới ra trường cũng có thể áp dụng cách này để viết các kinh nghiệm tham gia ngoại khóa. Kinh nghiệm càng cụ thể kèm theo kết quả sẽ càng tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Bước 4: Chỉnh sửa format và xem xét lỗi chính tảMô tả kinh nghiệm làm việc từ gần đến xa, với khoảng từ 3 – 6 kinh nghiệm là đủ. Nên ưu tiên dạng liệt kê để người đọc nắm bắt thông tin nhanh nhất.

Vị trí trình bày kinh nghiệm làm việc cũng rất quan trọng. Với những người đã giàu kinh nghiệm, có thể đặt nó ngay sau phần giới thiệu hoặc mục tiêu nghề nghiệp. Còn với các bạn trẻ mới ra trường, nên đặt ngay sau mục Trình độ học vấn.

Và lưu ý, bạn không nên tô vẽ quá nhiều cho kinh nghiệm làm việc của mình. Hãy đưa những thông tin tin cậy, đúng sự thật. Và quan trọng là rà soát cẩn thận để tránh các lỗi chính tả không đáng có.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu cách mô tả kinh nghiệm làm việc ấn tượng nhất trong CV. Một CV chuẩn chỉ và thu hút không chỉ cần trình bày bắt mắt mà từng nội dung đều thực sự giá trị. Đó chính là chìa khóa để bạn mở cánh cửa công việc của mình.

Pha Lê

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh