THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:03

Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức ngành Thông tin và Truyền thông

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực TT&TT được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư này không áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc ngành, lĩnh vực TT&TT được áp dụng quy định tại Thông tư này.

Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trong các đơn vị sự nghiệp công lập Theo Thông tư quy định, danh mục, bản mô tả công việc, khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành TT&TT thực hiện theo Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này.

Danh mục, bản mô tả công việc, khung năng lực của vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện theo Phụ lục III Thông tư này.

Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý: Là người đứng đầu Hội đồng quản lý, chỉ đạo, điều hành Hội đồng quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm chính trước cơ quan quản lý cấp trên; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản lý; triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng quản lý; thay mặt Hội đồng quản lý ký các quyết định/nghị quyết của Hội đồng quản lý; thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập: Là người đứng đầu đơn vị, điều hành hoạt động chung của đơn vị, chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; phân công công việc cho các cấp phó; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả thực hiện công việc; quản lý viên chức, người lao động, tài chính, tài sản, tài liệu của đơn vị theo quy định; chủ động phối hợp với thủ trưởng các đơn vị khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo theo yêu cầu.

Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệpViệc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý hiện đang hưởng lương theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thì tiếp tục thực hiện cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương theo quy định.

Đối với viên chức hiện đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cao hơn so với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm được quy định tại Thông tư này trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được giữ hạng chức danh nghề nghiệp và bậc lương hiện giữ cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2023.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh