CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:15

Ly kỳ số phận người trong lăng mộ chứa kho báu gây chấn động

Ly kỳ số phận người trong lăng mộ chứa kho báu gây chấn động
                                                                Một lò sưởi bằng đồng được tìm thấy trong cổ lăng mộ Lưu Hạ.

Lưu Hạ (94 hay 93 TCN – 59 TCN), tức Xương Ấp Vương đã được an táng di hài trong cổ lăng ở Nam Xương. Vị vua này có một cuộc đời hết sức ly kỳ, là người duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có tới 3 tước phong: Hầu, Vương, Hoàng đế. 

Hoàng đế trong 27 ngày

Vào ngày 17 tháng 4 năm 74 TCN, Hán Chiêu Đế (Lưu Phất Lăng, 94 TCN - 74 TCN), là vị hoàng đế thứ 8 của triều Tây Hán) băng hà. Thời điểm đó, Lưu Hạ mới 19 tuổi và cũng là vua nước Xương Ấp (ngày nay là Duy Phường, Sơn Đông). 

Một lượng vòng đĩa ngọc bích dùng an táng trong cổ lăng Lưu Hạ. 

Vì Hán Chiêu Đế không có con trai nên ngai vàng chính thất phải được truyền cho người con trai đang sống của người anh trai là Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN), là vị hoàng đế thứ 7 của nhà Tây Hán) tên là Lưu Cứ khi đó đang làm vua xứ Quảng Lăng (Quảng Lăng Vương).

Tuy nhiên, quan đại thần phụ chính Hoắc Quang (?-68 TCN) tỏ ra lo lắng việc Lưu Cứ sẽ không nghe theo lời khuyên của mình bởi khi đó Hoắc Quang đang đường đường một tay nắm giữ quyền lực của triều đình nhà Hán.

Sợ bị phản lại, Hoắc Quang đã chọn Lưu Hạ thế vào chỗ Lưu Cứ, đưa Lưu Hạ trở thành con nuôi của Hán Chiêu Đế. Ngày đầu tiên của tháng 6 năm 74 TCN, Lưu Hạ nhận ấn ngọc tỷ và khoác hoàng bào, đăng quang ngai vàng, trở thành hoàng đế triều Tây Hán. 

Nhưng kinh ngạc thay khi chỉ mới đăng quang đúng 27 ngày, Xương Ấp Vương Lưu Hạ đã bị lật đổ, những tình tiết về vụ việc này đã được ghi chép tỉ mỉ trong sách Hán Thư. 

Khi Lưu Hạ dời đô sang Tràng An (nay là Tây An), kinh đô của nhà Tây Hán, ông đã mang theo một đoàn tùy tùng từ Xương Ấp với hơn 200 người phục dịch tại hoàng cung, nơi đó hoàng đế vui chơi tiêu sầu, hàng ngày tặng tiền vàng, kiếm và các món đồ ngọc bích cho đám gia nhân của mình mỗi khi họ chiến thắng các vòng thi.

Chiếc ấn ngọc bích và một cái ấn ngọc bích có tay núm hình rùa được tìm thấy ở quan tài ngoài của cổ lăng Lưu Hạ. Trên các ấn ngọc có khắc chữ “Lưu Hạ” chỉ đích danh chủ nhân là vương hầu Lưu Hạ.

Mặc dù Hán Chiêu Đế chưa mồ yên mả đẹp, nhưng việc đó không ngăn cản nổi sự vung tay quá trán của vị tân vương.

Lưu Hạ thoải mái đàn hát, cùng chè chén lúy túy với tùy tùng của mình. Trong khi tân vương nhàn tản hưởng lạc thì trong triều, Hoắc Quang đã câu kết với các quan đại thần khác để hạch tội hoàng đế, buộc ông phải thoái vị.

Ngoài những tài liệu được sử mô tả tỉ mỉ, thì cái sai lầm lớn nhất của Lưu Hạ là không sẵn lòng để trở thành một “hoàng đế bù nhìn” mà thay vào đó đã đánh giá quá cao sức mạnh thực lực của mình, khiến cho đại thần họ Hoắc tức giận và dẫn đến việc ông phải thoái vị sớm trong khi sự nghiệp làm vua chưa kết thúc. 

Thoái vị, hồi hương

Trong vòng không đầy 1 tháng đăng quang ngai báu, Lưu Hạ đã lui về quê nhà, vương quốc Xương Ấp. Mặc dù không còn là hoàng đế nhưng trên thực tế, Lưu Hạ vẫn là chủ nhân của 2.000 nóc nhà và có cả kho báu của Xương Ấp cùng các chế độ đối đãi tử tế như thời còn làm hoàng đế. 

Khoảng một tháng sau đó, Lưu Tuân (91 TCN-49 TCN) là cháu trai của Hán Vũ Đế đã đăng quang ngai báu, trở thành Hán Tuyên Đế - hoàng đế thứ 10 trong lịch sử nhà Tây Hán. Năm 68 TCN, quan đại thần Hoắc Quang lâm bệnh nặng mà qua đời, Hán Tuyên Đế tiếp quản trọn vẹn của đất nước.

Vị tân vương nhớ lại Lưu Hạ - một đối thủ đáng gờm, ít nhiều có thể truất ngôi của mình – vì thế Hán Tuyên Đế đã phái một trong các tâm phúc của mình đi nhậm chức ở Thai Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) nhằm dọ thám động tĩnh của Lưu Hạ.

 Các nhà khảo cổ học đang trầm trồ trước độ tinh xảo của những món đồ mà họ tìm thấy.

Khoảng năm 63 TCN, có lẽ do xuất phát từ lòng từ bi của Hán Tuyên Đế mà Lưu Hạ được phong tước hầu, trở thành Hầu công của Hải Hôn trấn (nay là phía Bắc tỉnh Giang Tây), cai trị hơn 4.000 hộ gia đình.

Theo luật pháp Tây Hán, khi ai đó được phong tước Hầu, họ phải tới thành Tràng An để cảm tạ ân Thiên tử, nhưng có quan thừa tướng đã can gián nhà vua như sau: “Lưu Hạ là người đớn hèn, không đáng để hắn xuất hiện trước mặt bệ hạ và liệt tổ liệt tông”. 

Thuận lời tấu của thừa tướng, Hán Tuyên Đế không mời Lưu Hạ ra Tràng An nữa, và kể như Lưu Hạ cũng không còn cơ hội nào về lại kinh đô, mà bắt đầu chặng hành trình dài từ Xương Ấp đến Hải Hồn. Cuộc đời của Lưu công gian nan, trần ai, lúc lên voi ngựa, lúc tụt xuống bùn đen, chỉ vì cãi nhau với Hoắc Quang mà thành ra thân bại danh liệt. 

Nức tiếng vì lăng mộ

Nhưng giờ đây, qua các phát hiện khảo cổ học chấn động đã cho thấy một con người Lưu Hạ hoàn toàn khác với các nguồn tư liệu trong sách Hán Thư.

Các di vật tại cổ lăng Lưu Hạ đã cho thấy ông là một người sùng kính Khổng tử, rất đam mê thư pháp, thường ngồi hàng giờ để khám phá và thưởng thức mùi hương trầm, và rất say mê những thói quen hàn lâm như viết chữ và thử trí thông minh. Từ các bộ nhạc khí Biên Chung và Biên Thanh còn cho thấy, Lưu Hạ là một người có hiểu biết tốt về âm nhạc ngay từ rất sớm. 

Cổ lăng Lưu Hạ không lớn về quy mô, không cao về kích thước, chỉ đơn giản là một cái mộ chôn cất của một vị vương Hầu điển hình. Tuy nhiên, những hiện vật tinh xảo được chôn kèm trong lăng đã vượt xa những thứ đồ bình thường của một vị vương hầu của cả 2 triều Hán.

Vấn đề này gây lúng túng cho các chuyên gia khảo cổ mộ học, đặt ra câu hỏi nếu cổ lăng này không thuộc về Lưu Hạ thì sao? Sau khi Lưu Hạ bị phế truất ngai vàng, ông đã trở về lại Xương Ấp, nơi vẫn còn kho tàng của riêng ông. Lưu Hạ cũng là con trai được cưng chiều của Hán Vũ Đế, vì thế lẽ tự nhiên ông cũng tích lũy cho mình một số lượng lớn châu ngọc và những món đồ quý hiếm khác.

Một chiếc tách ngọc bích - dụng cụ ăn uống đời Hán.

Cuối cùng, mặc dù cầm quyền cai trị khá ngắn ngủi, nhưng trong suốt cuộc đời, Lưu công cũng tích lũy khá nhiều của cải. Có lẽ sở thích đam mê sưu tầm bảo vật đã tạo nên bản sắc độc đáo của Lưu Hạ khi nhiều châu báu, tài sản vô giá được an táng cùng với ông.

Lúc còn là hoàng đế, Lưu Hạ rõ là ông vua kém may mắn, sự cai trị của ông kết thúc đột ngột chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. Nhưng sau khi qua đời, Lưu công đã thực sự may mắn hơn rất nhiều khi ông thoát khỏi bàn tay của những kẻ cướp mộ trong suốt hơn 2.000 năm qua, cho phép những gì bên trong cổ lăng vẫn còn vẹn nguyên như những ngày đầu.

Đó cũng là cơ hội vàng cho các nhà khảo cổ học và sử gia Trung Quốc, khi hơn 2 vạn món hiện vật được chôn bên trong cổ lăng đã nói lên rất nhiều thứ về chính trị, nghệ thuật, văn chương và nghề thủ công dưới triều Tây Hán, cung cấp một cánh cửa mở vào quá khứ, là một bức tranh rực rỡ đa sắc về hoàng cung triều Tây Hán như đã được mô tả ngoài các tài liệu lịch sử mà chúng ta có.

Hiện tại phần lớn các hiện vật đang được các tổ chức lưu giữ, nhưng chắc chắn rằng cổ lăng Lưu Hạ sẽ tiếp tục khiến ngạc nhiên thêm, điền thêm những trang mới vào lịch sử của khảo cổ học Trung Hoa...

Theo Báo Pháp luật Việt Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh