Làng không tội phạm
- Pháp luật
- 21:47 - 02/04/2016
- Gia tăng tội phạm xâm hại trẻ em
- Cảnh sát bao vây khách sạn của tội phạm Sài Gòn
- Lắp camera toàn Đà Nẵng để chống tội phạm
- Tung lực lượng mạnh trấn áp tội phạm sau chỉ đạo của Bí thư Thăng
- Tái chế rác thải y tế là một trong những tội ác ghê rợn nhất
- Cảnh giác "bẫy" cướp giật
- Tội phạm thanh thiếu niên và những giải pháp phòng ngừa
Phát huy vai trò già làng, người có uy tín
Làng Kontơlok (còn gọi là làng M2, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) có 93 hộ, 364 nhân khẩu, gồm 7 dân tộc, nhiều nhất là người Bana, phân bố đều ở 4 cụm dân cư. Ông Đinh Dứt, Bí thư chi bộ làng, nguyên Phó trưởng Công an huyện Vĩnh Thạnh, tự hào khoe, từ bao năm nay, bà con trong làng không có ai phạm tội. Những vấn đề phát sinh mầm mống gây mất ANTT đều được bà con tự giải quyết theo luật tục. Ở 4 cụm dân cư đều có tổ đảng. 28 đảng viên là những hạt nhân tích cực, vận động bà con thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Chỉ có thi đua sản xuất, không có tội phạm
Những người lớn tuổi thường được bà con dân làng nể trọng, cho nên vai trò của hội người cao tuổi đối với cộng đồng rất quan trọng. Già làng Đinh Len cho biết, các già làng, người uy tín là những hạt nhân tích cực đi đầu trong các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, động viên con cháu chấp hành chính sách, pháp luật, các quy định của làng, đóng góp sức mình trong phòng chống tội phạm, giữ gìn ANTT. Trách nhiệm của mỗi hội viên là giáo dục và động viên con cháu không tham gia tệ nạn xã hội, không vi phạm trật tự ATGT, không uống rượu say gây rối, khi phát hiện người lạ vào làng có dấu hiệu nghi vấn thì báo cho ban quản lý làng.
Phó trưởng Công an xã Vĩnh Thịnh Huỳnh Thế Cảnh nhận xét: “Nếu có những vụ việc phức tạp thì đã có tổ hòa giải và tổ an ninh nhân dân gồm những người uy tín của làng giải quyết ổn thỏa, nên nhiều năm rồi làng không có vụ nào phải chuyển lên Công an xã, huyện. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn phối hợp, thường xuyên tuyên truyền pháp luật, nâng cao cảnh giác phòng chống tội phạm, bài trừ hủ tục lạc hậu trong đời sống của bà con. Những mâu thuẫn dù nhỏ nhưng không được giải quyết thấu tình, đạt lý thì dễ gây sự ức chế dẫn đến hậu quả khó lường”.
Hiệu quả từ mô hình “Khu dân cư không có tội phạm”
Khác với Kontơlok, thôn Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thịnh vốn từ một địa bàn phức tạp về ANTT nay cũng trở thành địa bàn ổn định nhờ triển khai thực hiện mô hình điểm “Khu dân cư không có tội phạm”.
Trước đó, ý thức chấp hành pháp luật của người dân Vĩnh Hòa còn thấp, mỗi năm xảy ra 5 -7 vụ thanh thiếu niên chạy xe lạng lách, nẹt pô, uống rượu gây gổ đánh nhau, trộm cắp…, gây bất bình trong nhân dân. Tháng 10. 2014, sau khi được Công an huyện Vĩnh Thạnh chọn triển khai mô hình điểm “Khu dân cư không có tội phạm”, tổ ANTT thôn được thành lập, với sự tham gia của trưởng, phó thôn, các hội, đoàn thể và những người có uy tín trong thôn, xóm để thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt pháp luật.
Ngoài ra, các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện mô hình và tổ ANTT thôn cũng thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, trò chuyện, lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân nhằm hạn chế những mâu thuẫn trong cuộc sống, nâng cao tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm… Đối với những thanh thiếu niên thường xuyên quậy phá, chính quyền thôn phối hợp cùng các hội, đoàn thể thôn đến từng nhà tuyên truyền, giáo dục, nếu tái phạm sẽ đưa ra kiểm điểm trước dân và cho làm bản cam kết.
Ông Nguyễn Ngọc Thông, Phó thôn Vĩnh Hòa, cho biết: “Từ khi mô hình này được triển khai, các tệ nạn xã hội trên địa bàn thôn đã được đẩy lùi, các vụ vi phạm ANTT giảm từ 60 - 70%, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đã ổn định, bà con yên tâm lao động sản xuất phát triển kinh tế, đời sống dần được nâng cao. Trong năm 2015 và 3 tháng đầu năm 2016, ở thôn chỉ xảy ra 1 vụ xích mích nhỏ, không xảy ra vụ phạm pháp hình sự nào”.
Ông Huỳnh Thái Cảnh, Phó trưởng Công an xã Vĩnh Thịnh, nhận xét: “Việc xây dựng mô hình điểm về ANTT tại thôn Vĩnh Hòa đã tạo tiền đề cho việc tự giác nâng cao ý thức giữ gìn ANTT cho người dân các thôn, làng khác. Từ hiệu quả của mô hình này, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ra các thôn, làng khác trên địa bàn toàn xã trong thời gian tới”.