CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:39

Kiên Giang: Chú trọng việc nâng cao chất lượng dạy nghề

 

Tỉnh Kiên Giang cũng đặc biệt coi trọng việc dạy nghề cho lao động nông thôn, đào tạo lao động có tay nghề cao theo đơn đặt hàng và nhu cầu của các khu, cụm công nghiệp, ngành du lịch và xuất khẩu lao động.

Hiện nay, toàn tỉnh có  31 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, số giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 1.017 người, trong đó có 99,5% giảng viên, giáo viên đạt chuẩn nghiệp vụ, đảm bảo triển khai thực hiện tốt kế hoạch đề ra trong công tác dạy nghề.

 

Hội nghị về công tác dạy nghề và an sinh xã hội

 

Từ nằm 2012 đến nay, tỉnh đã đào tạo, dạy nghề cho gần 60 ngàn, trong đó, đào tạo cho người nghèo và cận nghèo là 6.852 người, người dân tộc thiểu số 14.573 người, người khuyết tật 176 người. Riêng đào tạo nghề cho đối tượng người có công với cách mạng 2.457 người. Với tổng kinh phí là là 63,785 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực dạy nghề, thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để kịp thời cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo theo từng cấp trình độ, nhằm phát triển ngành, lĩnh vực theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề nghiệp lao động và nguồn kinh phí phân bổ hàng năm.

Thực hiện Đề án 1956 về dạy nghề cho lao động nông thôn, đã có trên 60.000 lao động được cấp chứng chỉ học nghề. Trong đó, số lao động nông thôn có việc làm là 47.650 lao động, đạt tỷ lệ 78,6% so với tổng số lao động học nghề xong. Tỷ lệ lao động học nghề dưới 3 tháng học xong có việc làm đạt 82%. Số lao động được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng là 3.408 lao động, số lao động được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm là 794 lao động; số lao động tự tạo việc làm là 43.019 lao động, số lao động thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp là 429 lao động.

 

         Sau khi học nghề người lao động làm việc tại các nhà máy

 

Kiên Giang cũng đã xây dựng và triển khai thành công nhiều mô hình dạy nghề như: Mô hình nuôi cá bóng tượng, cá bóng mú, nuôi rùa, kỳ đà ở An Minh cho thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng; mô hình nuôi cá lồng bè ở Kiên Hải, Kiên Lương đã nhân rộng trên 800 lồng bè với mức thu nhập bình quân 23-25 triệu đồng/bè/vụ… Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với các đơn vị tổ chức 19 lớp dạy nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tự do. Mô hình thu hút 665 người theo học nhằm trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng về sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện tử và máy móc… Qua đào tạo, ngư dân đã nắm vững các nguyên tắc, thành thạo về đọc chi tiết tọa độ, bản đồ, vùng nước… và được cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng đáp ứng đủ điều kiện hành nghề theo quy định.

Thời gian tới, tỉnh đề ra chỉ tiêu mỗi năm dạy nghề cho khoảng 30 ngàn lao động. Để hoàn thành nhiệm vụ, tỉnh sẽ tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức xã và các tầng lớp lao động nông thôn về mục đích, yêu cầu, vai trò quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, trong đó có xuất khẩu lao động, nhằm ổn định, nâng cao đời sống người dân. 

ĐINH GIA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh