THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 02:32

Khám phá vùng đất chăn cừu

 

           Ký ức đồng bãi

 Trong các ngôi làng người Chăm hiện nay thì xưa kia được phân chia ra hàng chục “gia tộc chăn cừu”. Từ thời Chiêm Thành, những gia tộc này đã tồn tại một cách thịnh vượng và phát triển rất nhanh. Đạo Thiện Long, một trong những người Chăm thông tuệ nhiều câu chuyện xa xưa kể rằng: “Xưa ở đây, người dân thường gắn bó cuộc đời với nghề chăn cừu nên người ta gọi nôm na là các gia tộc chăn cừu, cho dễ nhớ. Đồng ruộng khi đó cũng chưa phát triển”.

Trong những lời tâm sự đầy thổn thức của ông Long trỗi dậy cả một niềm tiếc nuối thời xa xưa. Ông bảo: “Lúc tôi lên 10 thì các gia tộc đã bắt đầu phân tán vì người ta đặt lại địa giới hành chính, người ta bắt đầu làm quen với hình thức trang trại, đời du mục cũng hạn hẹp dần”. Theo sử sách ghi lại thì vào năm Thành Thái thứ 13 (1901) đạo Ninh Thuận được thành lập. Trước đó địa bàn này là đạo Phan Rang (1697) rồi phủ Ninh Thuận (đặt vào năm Minh Mạng thứ 13- 1832, một trong hai phủ của tỉnh Bình Thuận) với hai huyện An Phước và Tuy Phong. Năm Đồng Khánh thứ nhất lấy các tổng thượng du miền núi huyện An Phước đặt hai huyện Man (huyện người dân tộc thiểu số) và huyện Thổ (huyện người Chăm). Năm Đồng Khánh thứ 3 cắt huyện An Phước, bảy xã của huyện Tuy Phong (thuộc phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận) và hai tổng của huyện Hòa Đa (phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận) nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Đến năm Thành Thái thứ 13 (1901) tách phủ Ninh Thuận ra khỏi tỉnh Khánh Hòa để lập đạo Ninh Thuận.

 

                                                Cừu về phố, nuôi trong các trang trại hiện đại

 Kéo dài trong thời gian đó và mấy chục năm sau nữa thì hàng loạt các gia tộc chăn cừu phát triển một cách rầm rộ. Tồn tại tên gọi trong dân gian và ký ức người dân nhưng nó sâu đậm đến không thể phôi phai và không thể phủ nhận được rằng nó đã ghi thêm vào sự đa dạng trong cuộc sống của vùng đất này.

Những người già trong các làng Chăm nhớ rành rọt và kể rằng; tổ tiên của chúng tôi đều được tách ra từ các gia tộc chăn cừu đó cả thôi. Sống quần tụ trên những cánh đồng mênh mông, mọi thức ăn đều từ thiên nhiên và thịt những chú cừu do chính mình nuôi dưỡng. Đêm xuống, họ ngủ trên chính những bãi cát, những thảo nguyên bên bầy cừu của mình.

 Những cuộc du mục…

 Cuộc sống xa xưa của những người chăn cừu, rất hiếm khi xảy ra tranh trấp. Dường như sự quần tụ trên những cánh đồng hoang vắng đã như một sợi dây liên kết họ lại với nhau. Cũng bởi cuộc sống du mục nên những gia tộc chăn cừu không bao giờ dựng nhà hay lán trại kiên cố. Nay đây, mai đó, dựng lên rồi lại phá đi thì lai hao công tốn sức. Ông Long bảo; nghe cha tôi kể rành rọt lại rằng, 100% các tộc trưởng trong các gia tộc chăn cừu ngày ấy đều là người Chăm, có người còn là hậu duệ của của vua Chàm nữa.

                                               Những thảo nguyên xưa giờ thành các cánh đồng màu mỡ 

Theo ông Long con cừu khôn ngoan và tinh ranh nghĩa là trước mỗi trận gió cát hay bão cát dữ dội nó đều lồng lộn trong truồng và phát ra tiếng kêu rất dữ dội. Cứ mỗi lần thấy biểu hiện đó, là tộc trưởng quyết định di cư sang vùng đất khác ngay. Cũng có một cách dự đoán khác, là vào những đếm trăng, các tộc trưởng thường nhìn lên các chòm sao để đoán xem bao giờ gió sẽ đổ ào ạt xuống vùng đất họ đang ở để có thể tiến hành di chuyển đi nơi khác. Thế nhưng mọi sự dự đoán theo kinh nghiệm này nhiều khi vẫn không mang lại kết quả chính xác.

  Cách đây không lâu, khi địa giới hành chính nơi mà từng được ví là các thảo nguyên của các bộ tộc chăn cừu được xác lập lại theo xu hướng hiện đại. Các tộc trưởng quay về trong vai trò già làng của các làng người Chăm. Những ngôi làng này bắt đầu được làm quen với cuộc sống hiện đại chứ không còn du mục như trước nữa. Những thảo nguyên xưa được gọi tên bằng làng, bằng xã. Những bầy cừu thì vẫn ngày một tăng lên. Xong cũng như sự dịch chuyển của địa lí và sự di chuyển của con người, những bầy cừu này không còn được thả rông trong rừng mà theo người Chăm ra ở trong các trang trại ở vùng ven Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay. Thế nhưng kí ức về những năm tháng xa xưa thì vẫn còn sống động mỗi khi được khơi gợi. Con cháu của nhiều tộc trưởng xưa giờ phần lớn đã di cư về phố mang theo cả những bầy cừu. Có người đã trở thành triệu phú cũng chính nhờ cừu. Tiêu biểu như ông Đạo Văn Long chỉ là hậu duệ của tộc trưởng nhưng giờ đây vẫn sở hữu hàng trăm con cừu được nuôi nhốt trong những chiếc truồng hiện đại và an toàn ngay sách ngách nhà mình. Và, có lẽ ở Việt Nam, Ninh Thuận là vùng khô và nóng nhất. Ở đây nóng đến mức khiến dê và bò còn phải tìm chỗ để tránh nắng. Thế nhưng tại Ninh Thuận, có một loài vật nuôi không biết nóng là gì, đó là con cừu. Bởi thế nên vùng đất này vẫn là “vương quốc” của cừu.

 

Đông Hưng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh