THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:47

Khách tây khen du lịch Việt Nam tốt: Chỉ là khen “ngoại giao”?

Chỉ có  5,91% du khách chê?

Cuộc điều tra được Tổng cục Du lịch tiến hành với trên 13.980 phiếu hỏi phỏng vấn bằng 6 ngôn ngữ và chọn mẫu ngẫu nhiên từ khách quốc tế đến Việt Nam sau khi kết thúc chuyến đi tại  bảy cửa khẩu. Đồng thời, phiếu khảo sát cũng được gửi tới 1.000 công ty lữ hành quốc tế và 63 Sở VH-TT&DL trên toàn quốc. Thời gian điều tra được tiến hành vào tháng 10 và 11/2014 là mùa cao điểm khách quốc tế đến Việt Nam.

Theo kết quả này, chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch đạt 1.114,4 USD/ lượt; chi tiêu bình quân một lượt khách tham quan trong ngày đạt 125,74 USD/ lượt.

Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch: Thuê phòng lưu trú chiếm 33,14%; chi ăn uống chiếm 23,74%; chi mua hàng hóa, đồ lưu niệm chiếm 18,34%; chi đi lại chiếm 13,35%; chi phí tham quan, hướng dẫn chiếm 4,08%; chi phí vui chơi giải trí chiếm 3,56%; chi phí khác chiếm 3,79%.

Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách tham quan trong ngày: Chi mua hàng hóa, đồ lưu niệm chiếm 31,18%; chi ăn uống chiếm 27,36%; chi phí đi lại chiếm 17,45%; chi phí vui chơi, giải trí chiếm 5,86%; chi phí tham quan chiếm 5,16%; chi phí khác chiếm 12,99%.

Du khách quốc tế khám phá Di sản vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Tỷ lệ khách quay trở lại Việt Nam năm 2014: Đến lần đầu chiếm 67,02%; đến lần 2 chiếm 18,10%; đến lần 3 chiếm 5,77%; trên 3 lần chiếm 9,11%. Do đó tỷ lệ khách quốc tế đã quay trở lại Việt Nam du lịch từ lần thứ 2 trở lên đạt 32,98%. Tuy nhiên, vẫn còn 5,91% du khách quốc tế có những đánh giá chưa thực sự hài lòng về dịch vụ du lịch tại Việt Nam. 

Câu chuyện cuốc xích lô 1,3 triệu đồng...

Ngay sau khi Tổng cục Du lịch công bố kết quả điều tra, trên mạng xã hội đã tranh luận sôi nổi về kết quả đánh giá “tốt và rất tốt” của du khách quốc tế khi đến Việt Nam. Nào là có tới hơn 94% khách quốc tế đánh giá du lịch Việt Nam “tốt và rất tốt”, nhưng tại sao tỷ lệ quay lại chỉ chiếm 1/3? Đây chính là điều khiến nhiều người hoài nghi về độ chân thật của các đánh giá của du khách.

Anh Dương Bảo, khách du lịch cho rằng: 94,09%  du khách đánh “giá tốt và rất tốt” bởi họ là các nhà “ngoại giao” lỗi lạc, còn 33% du khách quốc tế quay trở lại  là thực tế, phản ánh đúng thực chất về chất lượng ngành du lịch của Việt Nam.

Chẳng lẽ mình đến nhà người ta, mà lại chê khi người ta hỏi? Việt Nam có nơi rất ấn tượng với khách, nhưng nhiều nơi vẫn còn nhiều việc phải bàn. Đến ngay khách Việt còn bị chặt chém nói gì khách quốc tế, bởi tại Thủ đô Hà Nội, khách quốc tế còn bị bắt chẹt đủ đường. Nhiều người vẫn truyền tai nhau câu chuyện cuốc xích lô 1,3 triệu đồng và 3 quả dứa 840.000 đồng mà khách quốc tế khi đến Hà Nội bị ép.

Vậy du khách có thể hài lòng được không? Có lần, một vị khách nước ngoài tâm sự về thái độ của người phục vụ: "Ở nước khác, khi tôi trả tiền, họ thường cúi chào với thái độ mến khách. Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy mình được quý mến và luôn luôn được chào đón cho các dịp khác. Còn ở Việt Nam, tôi thấy không nhiều lắm những chỗ có thái độ mến khách như vậy!!...".

Con số chỉ 33% du khách muốn quay lại Việt Nam, như vậy phải chăng du lịch Việt không có sức hấp dẫn để lôi kéo du khách quay lại? Trong khi, Việt Nam có nhiều thắng cảnh đẹp, nhưng khách du lịch trong và ngoài nước đến một lần cho biết chứ không mặn mà quay lại?.

Điều này phải chăng chính do người làm du lịch? Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, chuyện hài lòng và chuyện quay lại không liên quan lắm. Theo tâm lý của du khách, đa# tới một nước rồi, sau đó phải chọn nước khác làm điểm đến tiếp theo, quan trọng là lượng khách quốc tế có tăng hàng năm hay không thôi.

Anh Nguyễn Mạnh Tùng (Hà Nội) lại cho rằng: 1/3 khách quốc tế quay trở lại Việt Nam đã là một thành công rất lớn của ngành du lịch. Vấn đề ta cần nghiên cứu ở đây là 5,91% khách quốc tế chưa đánh giá tốt về du lịch Việt Nam, họ còn băn khoăn điều gì, phải chăng do loại hình du lịch không đa dạng? Chất lượng du lịch chậm được cải thiện? sẽ có được những câu trả lời  đúng, để điều chỉnh.

Hương Khê

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh