THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:15

Năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam thăng hạng

 

Chỉ số TTCT 2015 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng dựa trên 4 yếu tố chính: Môi trường, chính sách, cơ sở hạ tầng, các nguồn tự nhiên và văn hóa cho ngành du lịch. Cứ 2 năm, xếp hạng 1 lần.

Khách du lịch nước ngoài thích thú tìm hiểu du lịch Việt Nam

Tất cả đều được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 7. Trong đó, về môi trường du lịch, Việt Nam được 4,6 điểm; về chính sách 3,7 điểm; cơ sở hạ tầng 2,9 điểm; về các nguồn tự nhiên và văn hóa được 3,2 điểm. Cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam bị đánh giá thấp nhấp trong 4 tiêu chí.

Xét các chỉ số phụ, ngành du lịch Việt Nam được đánh giá cao ở giá cả cạnh tranh khi đứng ở vị trí thứ 22/141 quốc gia. Chỉ số bị đánh giá thấp nhất là về phát triển bền vững khi hoạt động du lịch với vị trí 132/141 quốc gia.

 

Dù chưa có nhiều đột phá, song trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng hạng trong bảng đánh giá TTCI. Năm 2011 và năm 2013, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đứng ở vị trí 80.

Chỉ số CTTI nhằm mục tiêu đánh giá các yếu tố và chính sách có thể khuyến khích sự phát triển của ngành lữ hành và du lịch ở các nước khác nhau, từ đó, góp phần vào sự phát triển và khả năng cạnh tranh của một quốc gia.

 

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế đã đạt mức kỷ lục 1,14 tỷ người vào năm 2014, tăng 51 triệu người so với năm 2013.

 

Theo chỉ số này, Top 10 quốc gia có chỉ số TTCI cao nhất năm 2015 là Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Úc, Ý, Nhật Bản và Canada. Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh và đứng vị trí thứ 11 trong toàn bảng xếp hạng.

Nguyễn Thanh

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh