CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:35

Trải qua cơn "thập tử nhất sinh" mới thấy thiên chức làm mẹ vĩ đại

Khi mang thai được 38 tuần, chị Nguyễn Thị Thu Trang (28 tuổi, Gia Lai) bỗng dưng có dấu hiệu đau bụng chuyển dạ, khó thở, khó ngủ nhưng chị vẫn không nghĩ rằng mình sắp sinh do là lần đầu mang thai và cũng vì vẫn chưa tới ngày dự kiến sinh.

Đến ngày hôm sau buổi sáng chị không đau bụng nữa mà chỉ mệt, đến chiều lại bắt đầu đau lâm râm từng cơn. Thấy thế, vợ chồng chị Trang liền đưa nhau vào viện. Đến nơi bác sĩ khám cổ tử cung đã mở 2 phân, thai ngôi ngang, không thể đẻ thường nên được chỉ định mổ đẻ.

Sau khi được y tá dẫn đi siêu âm, làm xét nghiệm, đo tim thai xong xuôi, chị Trang được đưa vào gây tê tuỷ sống. Lúc này chị Trang tự dưng có cảm giác cô đơn dù ông xã và mẹ vẫn dõi theo mình.

Mẹ Gia Lai "đau thấu trời" khi mổ đẻ mà vẫn chưa ngấm thuốc tê, trải qua cơn "thập tử nhất sinh" mới thấy thiên chức làm mẹ vĩ đại cỡ nào - Ảnh 1.

Chị Trang đã trải qua ca mổ đẻ đầy đau đớn khi chưa ngấm hết thuốc tê.

Mẹ Gia Lai "đau thấu trời" khi mổ đẻ mà vẫn chưa ngấm thuốc tê, trải qua cơn "thập tử nhất sinh" mới thấy thiên chức làm mẹ vĩ đại cỡ nào - Ảnh 2.

Những ngày ở viện vì quá đau nên mọi việc chị cũng đều phó mặc cho chồng và bà ngoại.

"Tới trước cửa phòng mổ bác sĩ để mình ngồi đợi 10 phút vì ca mổ trước chưa ra. Mình khóc, nước mắt không biết sao cứ thế thi nhau chảy dài rồi thì thầm nói với con: "Cốm của ba mẹ ơi, chúng ta cùng cố gắng nhé, sẽ tốt thôi". 

Lúc vào phỏng mổ mình vừa hồi hộp lại vừa lo sợ, bác sĩ còn hỏi mình: "Sao mặt căng thẳng thế, có gì đâu, sắp gặp con phải vui lên chứ". Mình nghĩ tới bé con, nghĩ sắp được gặp con nên mọi sự lo sợ cũng nhanh chóng qua đi. 

Rồi mình cởi bỏ quần áo, nằm lên bàn để bác sĩ làm các thủ tục thăm khám, truyền nước, đo huyết áp, vệ sinh vùng bụng. Người mình cong lại, tay ôm đầu gối để tiêm gây tê, bác sĩ chọc rà rà sống lưng, tiêm một cái giật bắn người.

Sau mũi tiêm ấy thì người mình bắt đầu mất cảm giác từ bụng xuống chân. Nhưng chưa định thần được thì mình bất ngờ nghe thấy tiếng dao, kéo rạch, mổ, xẻ, cảm nhận được từng lưỡi dao trên da thịt, mổ tận mấy lớp đau thấu trời xanh. Mình đau muốn nhấc người lên và nói với bác sĩ: "Cháu đau quá", bác sĩ trấn an mình cố gắng lên, lát sau là hết thôi. 

Mọi người vẫn nói sinh mổ chỉ đau sau mổ, còn mình đau lúc mổ khi chưa gây tê hoàn toàn mới thật khủng khiếp" - chị Trang chưa hết sợ khi kể lại. 

Mẹ Gia Lai "đau thấu trời" khi mổ đẻ mà vẫn chưa ngấm thuốc tê, trải qua cơn "thập tử nhất sinh" mới thấy thiên chức làm mẹ vĩ đại cỡ nào - Ảnh 4.

May mắn là ông xã của chị Trang rất thương vợ.

Mẹ Gia Lai "đau thấu trời" khi mổ đẻ mà vẫn chưa ngấm thuốc tê, trải qua cơn "thập tử nhất sinh" mới thấy thiên chức làm mẹ vĩ đại cỡ nào - Ảnh 5.

Anh thay vợ chăm con rất khéo.

Bà mẹ trẻ chỉ quên đi đau đớn khi nghe thấy tiếng bé con khóc chào đời. Đối với chị, khoảnh khắc ấy thật là thiêng liêng, hạnh phúc. Bác sĩ ẵm bé ra, cho bé da tiếp da với mẹ, chị Trang lại rơi nước mắt vì xúc động.

"Bác sĩ khâu vết mổ tới đâu mình nghe tiếng mũi kim chỉ tới đó. Khâu xong mình được đưa vào phòng hồi sức mà người lạnh ngắt như sốt rét. Một hồi chồng vào bảo: "Anh mang tất cho em ấm nhé", mà chân có mình cảm giác gì nữa đâu, người cứ như trên mây" - chị Trang kể thêm. 

Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó bởi chị Trang cũng giống như bao bà mẹ sinh mổ khác còn phải đối diện với cơn đau sau mổ. Hai ngày đầu bác sĩ đặt thuốc giảm đau nên chị Trang nghĩ chắc cũng ổn. Đến ngày thứ ba khi hết thuốc, bà mẹ trẻ đau như muốn "chết đi sống lại". Vết mổ của chị Trang cũng lâu lành hơn so với các sản phụ khác mổ cùng ngày. Đến hiện tại đã sinh con được gần 20 ngày nhưng chị vẫn còn sợ và ám ảnh về hành trình sinh con của mình. 

Mẹ Gia Lai "đau thấu trời" khi mổ đẻ mà vẫn chưa ngấm thuốc tê, trải qua cơn "thập tử nhất sinh" mới thấy thiên chức làm mẹ vĩ đại cỡ nào - Ảnh 7.

Mẹ Gia Lai "đau thấu trời" khi mổ đẻ mà vẫn chưa ngấm thuốc tê, trải qua cơn "thập tử nhất sinh" mới thấy thiên chức làm mẹ vĩ đại cỡ nào - Ảnh 8.

Sau lần vượt cạn đau đớn, chị Trang mới thấu câu phụ nữ sinh con như trải qua cơn "thập tử nhất sinh".

Người xưa vẫn có câu: "Cửa sinh là cửa tử" để nói về những nguy hiểm mà một người mẹ phải đối diện khi vượt cạn. Sinh nở chưa bao giờ là dễ dàng, để được tận hưởng thiên chức thiêng liêng, người phụ nữ đã phải trải qua rất nhiều nỗi đau đớn mà đôi khi những người đàn ông không bao giờ hiểu được. Thế mới thấy sự chịu đựng, hy sinh của người mẹ lớn lao đến nhường nào.

May mắn là chị Trang có một người chồng tốt, tâm lý và hết mực yêu thương chị. Những ngày chị ở viện, anh chạy tới chạy lui lo hết việc này việc khác, mua cháo đút cho vợ ăn, vệ sinh cho vợ rồi cả những việc như pha sữa, cho con ăn, dỗ con... anh cũng đều đảm nhận cả vì chị Trang quá đau không thể làm được. 

Đó có lẽ là sự bù đắp quý giá nhất mà anh có thể làm cho vợ khi chị đã vượt bao khó khăn để sinh con, để họ được cùng ấp ôm những khoảnh khắc đầu đời của bé và đồng hành trong việc chăm sóc nuôi dạy bé trong tương lai. 

Hy vọng rằng, sẽ có nhiều người đàn ông thấu hiểu được nỗi vất vả của vợ, để từ đó luôn là bờ vai vững chắc cho tổ ấm của mình trong mọi hoàn cảnh. 


V.V.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh