THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:41

Hiệu quả từ vốn vay của quỹ Quốc gia về việc làm

Theo đó sử dụng cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo mức như sau: Mức vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay 1 dự án tối đa là 1 tỉ đồng, không quá 50 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.

Về thời hạn vay vốn, dự thảo đề xuất nâng thời hạn vay vốn từ không quá 60 tháng lên không quá 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn. Về lãi suất vay vốn, dự thảo đề xuất sửa đổi theo hướng tăng lãi suất vay vốn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động từ bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo lên bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật.

Về điều kiện bảo đảm tiền vay, dự thảo đề xuất sửa đổi theo hướng nâng mức vay phải có tài sản bảo đảm tiền vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng.

Được biết, nhằm đẩy mạnh hỗ trợ việc làm cho người lao động, từ năm 1992, Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm (nay là Quỹ quốc gia về việc làm) được thành lập theo Nghị quyết số 120/HĐBT để cho vay tín dụng ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ gia đình. Từ năm 2016 đến nay, Quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện theo quy định Luật Việc làm, Nghị định số 61/2015.

Tuy nhiên hoạt động cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm cũng gặp những khó khăn, tồn tại. Đó là chất lượng việc làm tạo ra chưa cao, hoạt động cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng vay là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thấp, nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế mới chỉ đáp ứng 30 - 35% nhu cầu vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

Tiếp đó: Các cấp chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thông qua nhiều hình thức để người dân biết quy trình vay vốn và đăng ký tham gia khi có nhu cầu. Thực hiện tốt công tác tư vấn việc làm, định hướng cho vay, mục tiêu sử dụng vốn vay, giúp người lao động tìm được công việc phù hợp với khả năng. Tổ chức thẩm định, phê duyệt các dự án đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho các đối tượng vay vốn, cho vay đúng đối tượng, tạo điều kiện cho người vay và sử dụng vốn vay hiệu quả trong giải quyết việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại các địa phương.

Tại buổi tư vấn việc làm tại tỉnh Đắk Lắk

Tại buổi tư vấn việc làm tại tỉnh Đắk Lắk

Tại tỉnh Đắk Lắk: Với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, được thực hiện cùng Ngân hàng Chính sách Xã hội, tín dụng chính sách như một đòn bẩy kinh tế để thực hiện các chủ trương chính sách, các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo. Cuộc sống của người dân trên cao nguyên đất đỏ đã đổi thay nhiều từ khi có nguồn vốn chính sách. Nguồn vốn này đã tạo điều kiện và cơ hội để đồng bào các dân tộc trong xã nghèo trên cao nguyên này đầu tư phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo thành công tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiệu quả của dự án đã đạt được: Số hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo: 80 hộ/363 hộ, chiếm tỷ lệ 22,04%. Đối với hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Dự án 3 - Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 135 và Chương trình 30a.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh