THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:38

Việc làm và thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống là cách giữ người lao động ở lại thành phố làm việc hiệu quả nhất

Hiện nay các nhà máy trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh đang sáng đèn, dưới ánh đèn là những công nhân đang tất bật với công việc để bù lại những ngày khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Chị Phạm Thị Hương (SN 1980, quê ở Quảng Nam) cho biết, trước dịch chị làm công nhân da giày ở khu chế xuất Linh Trung (TP Thủ Đức). Khi công ty tạm ngừng hoạt động vì dịch, chị đã về quê để tránh dịch. “Tình hình dịch bệnh kéo dài nên ở lại thành phố rất khó khăn nên tôi và nhiều đồng nghiệp về quê tránh dịch. Về quê cũng khó khăn do không có việc làm nên khi nhận được tin nhắn của công ty, chúng tôi ngay lập tức xếp hành lý trở lại thành phố để làm việc”, chị Hương chia sẻ.

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp trên đại bàn TP.HCM, những tháng đóng cửa vì dịch Covid-19 là quãng thời gian khó khăn nhất không những đối với người lao động mà cả doanh nghiệp

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp trên đại bàn TP.HCM, những tháng đóng cửa vì dịch Covid-19 là quãng thời gian khó khăn nhất không những đối với người lao động mà cả doanh nghiệp

Nhắc về những tháng ngày đã qua, chị Hương đượm buồn nói “cực khổ và ám ảnh lắm”. Xóm trọ của chị Hương có 20 phòng, tất cả đều là công nhân nên đều thất nghiệp khi các công ty đóng cửa do dịch bệnh Covid-19. “Thất nghiệp kéo dài nên cuộc sống của tôi và các đồng nghiệp ở khu trọ rất khó khăn, may mắn là được chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ các túi an sinh, nhu yếu phẩm và 1 người được 1,5 triệu đồng,… nên khu trọ đã vượt qua được những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách toàn xã hội.

 

Hiện nay, chúng tôi đã trở lại làm việc “Công ty đã làm danh sách để hỗ trợ công nhân nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp vì dịch Covid-19. Đặc biệt công ty thường xuyên phát khẩu trang y tế cho công nhân, yêu cầu mọi người làm việc luôn đảm bảo nguyên tắc 5K, 3 ngày sẽ test Covid-19 cho toàn bộ công nhân (toàn bộ chi phí do doanh nghiệp trả)”. Chị Hương cho biết thêm.

Cũng tâm trạng phấn khởi khi được làm việc trở lại, anh Nguyễn Công Lý (SN 1975), hiện đang làm công nhân công ty sản xuất bánh kẹo ở Khu chế xuất Tân Thuận chia sẻ, “ngay sau khi trở lại làm việc sau thời gian giãn cách, công ty không chỉ bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, công ty còn không ngừng cải thiện môi trường làm việc tốt hơn để người lao động được làm việc hiệu quả và an toàn. Đặc biệt, công đoàn của công ty luôn có nhiều chương trình hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn như hỗ trợ tiền trọ, tặng quà cho người lao động,… Đây cũng là lý do để tôi quyết định ở lại, không về quê tránh dịch, gắn bó lâu dài với công ty”.

Đối với những người lao động có nhu cầu tìm việc tại thành phố nên liên hệ lại công ty cũ hoặc đến các trung tâm giới thiệu việc làm để được tư vấn, hỗ trợ tìm việc theo nhu cầu

Đối với những người lao động có nhu cầu tìm việc tại thành phố nên liên hệ lại công ty cũ hoặc đến các trung tâm giới thiệu việc làm để được tư vấn, hỗ trợ tìm việc theo nhu cầu

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp trên đại bàn TP.HCM, những tháng đóng cửa vì dịch Covid-19 là quãng thời gian khó khăn nhất không những đối với người lao động mà cả doanh nghiệp. Ngoài việc hàng loạt đơn hàng bị hủy, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp còn phải đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho công nhân, người lao động. Và duy trì 70% lương dù người lao động không làm việc.

Ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean, cho biết, trong thời gian thực hiện ‘3 tại chỗ’, công ty tăng gấp đôi mức lương khoảng 15 triệu đồng/tháng cho công nhân. Công nhân, người lao động không thể đi làm do ở các khu vực phong tỏa, cách ly cũng được hỗ trợ tối thiểu 50% lương. Những chế độ thưởng tuần, tháng, quý cũng được duy trì ở mức cao.

Tuy nhiên hiện nay, một số doanh nghiệp đã xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động. Nguyên nhân do chế độ lương thưởng không đủ hấp dẫn, người lao động chưa cảm thấy được đảm bảo đời sống. Do vậy, thời điểm này, các doanh nghiệp cần có cái nhìn đúng, đủ về vai trò của người lao động và đưa ra những chính sách kích thích sự gắn bó lâu dài. Ông Việt chia sẻ.

Phó chủ tịch Liên đoàn lao động TP.HCM Phạm Chí Tâm cho rằng, công nhân trở lại làm việc trong tháng 10, phải đến đầu tháng 11 họ mới được nhận lương. Do đó, trong thời gian chưa có lương để trang trải cuộc sống các doanh nghiệp đã ứng lương cho người lao động và hỗ trợ tiền nhà trọ, lương thực, thực phẩm để công an tâm lao động sản xuất.

Thông tin từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh (FALMI), quý 4/2021, thành phố cần 56.000 nhân lực tại các nhóm ngành nghề như dịch vụ, công nghệ thông tin, bảo vệ, cơ khí, chăm sóc khách hàng, giày da…

Thông tin từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh (FALMI), quý 4/2021, thành phố cần 56.000 nhân lực tại các nhóm ngành nghề như dịch vụ, công nghệ thông tin, bảo vệ, cơ khí, chăm sóc khách hàng, giày da…

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM Lê Minh Tấn, hiện, công đoàn TP.HCM triển khai 200.000 túi an sinh tổng trị giá 40 tỷ đồng giúp lao động khó khăn. Ông Tấn cũng đề nghị chính quyền địa phương, Bảo hiểm xã hội đẩy nhanh tiến độ chi các gói hỗ trợ để người lao động có thêm chi phí, an tâm ở lại thành phố.

“ Thành phố cũng  đã chi hơn 12.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân. Hiện, các quận huyện đã chi gói hỗ trợ đợt 3 cho 6,104 triệu người. Riêng nhóm công nhân làm việc ở nhà máy, các địa phương đang đẩy nhanh chi hỗ trợ theo Nghị quyết 09 và gói 26.000 tỷ đồng. Giúp đỡ tiền mặt chỉ là trước mắt, về lâu dài doanh nghiệp cần sớm hoạt động ổn định, người lao động có việc làm và thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Đây là cách giữ người lao động ở lại thành phố hiệu quả nhất", ông Tấn nói.

Theo các chuyên gia, các cấp Công đoàn TP.HCM cần tiếp tục triển khai việc hỗ trợ gói an sinh của Công đoàn cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ đạo các Công đoàn cơ sở phối hợp với doanh nghiệp hoàn tất thủ tục để người lao động được nhận hỗ trợ từ các gói an sinh của Chính phủ để người lao động an tâm trở lại làm việc. Công đoàn cơ sở cần đẩy mạnh công tác thương lượng, đối thoại với doanh nghiệp xây dựng các chính sách tốt để giữ chân người lao động thông qua chính sách về lương, đãi ngộ đặc biệt đối những người lao động gắn bó, không rời bỏ công ty lúc khó khăn.

“Theo thống kê, đến nay đã có gần 38.000 công nhân, người lao động đã quay trở lại thành phố làm và tìm việc làm sau thời gian về quê trách dịch bùng phát. Có hơn 14.700 người lao động ở khu vực miền Tây Nam Bộ, hơn 22.700 người lao động ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gần 500 người lao động ở khu vực Tây nguyên. Và có 96% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại”. Ông Lê Minh Tấn chia sẻ.

Ông Tấn cho biết thêm “Đối với những người lao động có nhu cầu tìm việc tại thành phố nên liên hệ lại công ty cũ hoặc đến các trung tâm giới thiệu việc làm để được tư vấn, hỗ trợ tìm việc theo nhu cầu. Các Trung tâm giới thiệu việc làm này sẽ là đầu mối kết nối để giới thiệu người lao động gặp gỡ doanh nghiệp phỏng vấn, làm việc mà không mất phí”.

Thông tin từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh (FALMI), quý 4/2021, thành phố cần 56.000 nhân lực tại các nhóm ngành nghề như dịch vụ, công nghệ thông tin, bảo vệ, cơ khí, chăm sóc khách hàng, giày da…

PHA LÊ - XUÂN TRƯỜNG
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh