Hành trình trở về của những kỷ vật thời chiến
- Văn hóa - Giải trí
- 12:32 - 18/07/2015
- Nhà thơ Thanh Thảo và “Lang thang qua chiến tranh”
- Thầm lặng hoá giải những "sát thủ" im tiếng sau chiến tranh
- Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam qua ống kính người Nhật
- Truyền hình Mỹ đang nói gì về chiến tranh Việt Nam?
- Trẻ em Việt Nam trong chiến tranh qua ống kính phóng viên quốc tế
- Chiến tranh Việt Nam và những hình ảnh rúng động thế giới
- Số phận những đứa con lai sau chiến tranh Việt Nam
Nhà báo Lê Minh - Phó trưởng Phòng Chuyên mục Tiếng Việt, (Ban Truyền hình Đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam) cho biết, bộ phim tài liệu “Kỷ vật chiến tranh” được anh ấp ủ cách đây 3 năm (thời gian làm thường trú tại Mỹ) nhưng phải đến tháng 6 vừa rồi mới hoàn tất các cảnh quay. Đề tài này được khởi nguồn từ câu chuyện một cựu binh Mỹ muốn trao trả cuốn nhật ký cho gia đình một liệt sĩ Việt Nam - kỷ vật ông đã lưu giữ suốt 40 năm.
Theo Lê Minh, ngay khi biết thông tin có một cựu chiến binh Mỹ mong muốn trao trả lại cuốn nhật ký cho gia đình của liệt sĩ Việt Nam. Vào thời điểm ấy, họ đang trong quá trình tìm kiếm gia đình liệt sĩ đó và có nhờ tới sự giúp đỡ của Việt Nam. Cùng lúc, một nhóm thực hiện chương trình truyền hình của Mỹ cũng muốn làm một bộ phim về cuộc trao trả này nhưng không đủ điều kiện để sang Việt Nam nên muốn nhờ VTV hỗ trợ họ quay hình tại Việt Nam. Khi cuộc trao trả diễn ra, lúc đó anh đang là phóng viên thường trú Đài THVN tại Mỹ và đã nhờ các biên tập viên của Ban Truyền hình Đối ngoại hỗ trợ ghi hình. Sau đó, anh có đến gặp cựu chiến binh Mỹ để làm một phóng sự về cảm xúc của ông rồi không ngừng tự đặt ra những câu hỏi: “Tại sao cựu binh Mỹ lại lưu giữ cuốn nhật ký đó?”, “Tại sao ông ấy lại nhặt cuốn nhật ký sót lại trên chiến trường?”, “Ông ấy nhặt để làm gì?”, “Tại sao ông lại lưu giữ lâu đến vậy?”, “Tại sao đến bây giờ mới quyết định trao trả?”, “Việc trao trả đó tác động đến ông như thế nào?”... Lê Minh cho biết, anh luôn muốn đi tìm câu trả lời cho mình nên tôi tiếp tục tìm hiểu thêm về yếu tố tâm lý của những người cựu chiến binh Mỹ sau khi từ Việt Nam trở về như: họ có những suy nghĩ gì, họ bị những ám ảnh gì, việc trao trả kỷ vật phải chăng chỉ là mong muốn được trút bỏ gánh nặng… nhưng phải đến khi về Việt Nam - khoảng cuối năm 2013 – đầu năm 2014, anh mới có đề xuất đề tài này với lãnh đạo Ban và được khuyến khích thực hiện. Cùng thời điểm đó, Đài THVN bắt đầu triển khai dự án VTV Đặc biệt nên anh đã cùng các đồng nghiệp bắt tay chuẩn bị thực hiện bộ phim này.
Hình ảnh hậu trường phim Kỷ vật chiến tranh
Ngoài câu chuyện về cuốn nhật ký được cựu binh Mỹ lưu giữ suốt 40 năm, “Kỷ vật chiến tranh” còn kể câu chuyện về con dao và chiếc đồng hồ của một phi công Mỹ năm xưa luôn được một cựu chiến binh Việt Nam mang theo bên mình cũng chừng ấy thời gian sẽ mang đến cho khán giả những cảm xúc đặc biệt. Lựa chọn cách truyền tải nhẹ nhàng - dùng hình ảnh của những kỷ vật và để nhân vật tự kể câu chuyện của mình, phim tài liệu Kỷ vật chiến tranh sẽ là một góc nhìn dịu hơn về mảng đề tài chiến tranh.
Cảnh trong Kỷ vật chiến tranh
Có thể nói, một góc nhìn khác về cuộc chiến tranh Việt Nam, không có sự đau thương mà thay vào đó là mong muốn xích lại gần nhau của những người lính từng ở hai đầu chiến tuyến qua “Kỷ vật chiến tranh” với thời lượng 50 phút sẽ được chuyển tải tới khán giả cả nước.