CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:32

Thực hư chiếc giếng cổ 200 tuổi có thể nuốt mọi đồ vật

   

                                                       

          Những câu chuyện như cổ tích

     Bà Nguyễn Thị Thiêm trong một số lần ra ngắm chiếc giếng cổ này cho biết: "Đúng là giếng thánh thật đấy. Có lần chúng tôi tò mò cột hòn đá vào đầu một sợi dây thừng dài hành trăm mét rồi thả xuống giếng nhưng thả mãi, thả mãi vẫn không tài nào chạm được tới đấy cả. Cũng vì quá sâu như thế nên chẳng bao giờ có ai giám nảy ra ý định sẽ đích thân lặn xuống cái giếng đó để thăm dò để tìm ra cách lý giải đích xác cả".  

         Theo những người dân địa phương thì đây là một cá giếng cổ có tuổi thọ hơn 200 năm tuổi và có những khả năng huyền bí mà cho đến nay người dân xứ đảo vẫn không thể nào tìm ra lời hoá giải. Theo lời chỉ dẫn của người dân xứ đảo, chúng tôi có dịp được nghe kể những câu chuyện lạ kỳ về giếng cổ này. Con đường dẫn vào giếng khá  vắng lặng. Khi thấy chúng tôi đến giếng “lạ”, nhiều người dân đã hiếu kỳ tò mò tụ tập. Một người cho biết, đây là giếng nước thần kỳ của người dân xứ đảo. Tự bao đời nay, giếng đã cung cấp nước và che chở cho dân làng, mang nguồn nước ngọt cho cả đảo nên ai cũng trọng và xưng tụng là giếng Vua.

 

           Lần hỏi mãi chúng tôi mới được các vị cao niên trong làng kể, giếng này có từ khi những dòng tộc đầu tiên ra trấn giữ, khai phá vùng đất này. Thời ấy, cả xứ đảo chỉ trông cậy vào mỗi cái giếng này để sinh hoạt. Bởi vậy người dân xứ đảo xem giếng này như một phần mạng sống của mình. Ông Phan Thanh Tâm, 61 tuổi kể về những chuyện lạ kỳ của giếng cổ trên. “Giữa năm 2013, trong một làn họp thôn, sau khi mọi việc đã sắp xếp đâu vào đấy thì lúc bấy giờ mọi người mới thư thả nói mấy chuyện linh tinh. Lúc cao hứng thì ông Dự có nói cho mọi người nghe về cái giếng ở nhà ổng. Thật ra cái giếng này bọn tui cũng biết, nhưng do lo làm ăn, vả lại cũng lâu quá rồi không thấy ai nhắc nên cũng quên bén đi. Có hôm đó ổng nói thì chúng tui mới nhớ chứ không thì cũng chẳng ai nhớ làm gì cho mệt. Vì mấy chục năm qua chúng tôi đã không dùng nước giếng này nữa.”. Ngừng lại một chút để suy tính nước đi của quân cờ, ông Tâm tiếp tục: “Hồi còn nhỏ, tụi tui hay đến nhà ổng để chơi lắm. Lúc đó cái giếng chưa có bờ thành nên nhiều khi bọn tui lại “lọt” xuống dưới đó. Thấy xung quanh rộng nên cũng mò vô xem thử, tuy nhiên chỉ vô được một chút là bọ tui không đứa nào dám vô nữa vì sợ. Nghe đâu nó chứa được cũng cả trăm người chứ chẳng chơi đâu”.

          Chủ giếng cũng hoang mang 

 

         Lần theo địa chỉ cụ Tâm, chúng tôi tìm đến nhà ông Trần Dự, 62 tuổi, chủ nhân của giếng “lạ” mà người dân trong vùng gần đây đã có lời đồn thổi. Sau khi nhâm nhi ly trà, ông Dự cho biết, cái giếng này có từ thời cố nội của ông, đến nay dễ gì cũng trên dưới 200 năm nên có thể gọi đây là một giếng cổ. Ngay từ lúc ông còn bé, đã thấy đằng sau nhà mình có một cái giếng.Tuy nhiên, khi ấy với bản tính trẻ con nên ông cũng không để ý gì nhiều ngoài việc cái giếng đó là nơi để cung cấp nước sinh hoạt cho cả nhà ông và mấy hộ xung quanh. Một đặc điểm ông thấy khác biệt nhất mà bây giờ so với hồi đó là cái giếng đã được xây bờ thành hẳn hỏi. “Mà nói bây giờ cũng không phải, vì cái thành giếng từ lúc xây xong đến nay cũng được gần 50 năm rồi”, ông Dự cho biết thêm. Nói xong, ông Dự dẫn chúng tôi ra sau nhà để vừa xem giếng vừa kể chuyện. Thoạt nhìn bên ngoài nó trông giống như bao cái giếng bình thường khác vẫn thường thấy ở miền quê, không có một “biểu hiện” gì là… “lạ” cả.

            Hình dáng bên ngoài giếng nước hơi nhỏ, cao chưa đầy 0,5m, bán kính 0,3m, sâu chưa tới 5m, xung quanh được xây bằng đá vôi (nay đã phủ màu rêu xanh). Đoạn từ đáy giếng trở lên tầm khoảng 1,5m là  đất đá vôi kết lại. Nhìn theo hướng chỉ tay của chủ nhân, chúng tôi thấy từ đáy giếng có khoảng ba, bốn “ụn nước” (theo cách nói của ông Dự) được tạo thành và cơ hồ, nếu như đủ mạnh thêm tí nữa thì nó sẽ vượt khỏi mặt nước mà phun thành vòi. Rồi ông ngồi lên thành giếng bảo: “Ở dưới đáy giếng nó tạo thành cái bồn rộng lắm, chắc cũng chứa phải hết cái vườn mãn cầu này”. Cũng theo ông, bồn giếng tuy rộng nhưng hơi “khiêm tốn” về chiều cao, ước chừng nó có thể chứa được cả trăm người trưởng thành nhưng phải ở tư thế đứng khom.

            Thêm một đặc điểm nữa là độ rộng của bồn giếng không đều mà mở rộng theo hướng tây. Lần ông xuống gần đây nhất cũng gần chục năm, lúc đó ông xuống để đặt lại vòi rồng máy bơm nước, ông định chui vô để xem nhưng thấy đất lở nhiều quá nên sợ. Từ đó đến nay chưa có ai xuống giếng cả. Ông Dự còn cho biết thêm, “Hồi cái giếng này chưa xây bờ thành nó thường hay…“nuốt” đồ vật, heo gà lắm”. Nhưng có một điều lạ là, lâu lâu đòn gánh hay thùng gánh nước… rớt xuống dưới bọn tui xuống lấy liền nhưng không thấy. Vậy mà vài hôm sau xuống lại thấy sờ sờ trước mặt”, ông Dự thắc mắc và muốn tìm lời lý giải. Dù đã mấy trăm nay qua đi nhưng những câu chuyện lạ kỳ xung quanh  cái giếng cổ thiêng kia vẫn còn ẩn chứa nhiều điều kỳ bí.     

          Lạ nhưng không có gì là khó hiểu 

          Hiện tượng lạ lùng của chiếc giếng cổ 200 năm tuổi này đã được râm ran nói đến từ lâu. Tuy nhiên mãi đến cuối tháng 11/2013 trong một đợt đi khảo cứu địa chất ở huyện đảo Lý Sơn, Th.s địa chất Trần Minh Hùng (ĐH Mỏ địa Chất) mới đưa ra một số lí giải mà theo ông và một số người thì khá hợp lí rằng; cấu tạo địa chất của phần lớn các làng xã ở đảo Lý Sơn đều trên đất thịt, dưới đất cát. Mà dưới lớp đất cát lại luôn có sự biến chuyển theo sự tác động của các mạch ngầm nước biển. Nước biển không ngấm trực tiếp và cung cấp nước cho chiếc giếng cổ nhà ông Dự nhưng nó có nhiều mạch ngần được lọc qua lớp cát. Và sở dĩ những đồ vật khi rơi xuống đáy giếng mà nhìn xuống lại không thấy xuất hiện ngay bởi dưới đáy giếng phình ra một chiếc ùng lớn.

Các mạch nước luôn biến chuyển, khi có vật rơi xuồng mặt nước giãn ra và tạo thành vòng xoáy nên các vật nhẹ mà nổi thì sẽ bị chao đảo vào góc khuất. Khi mặt nước trở lại bình thường, người dân thấy được các vật dụng như đòn gánh, chiếc giá, chiếc rổ…là chuyện quá bình thường. Việc ông Dự từng xuống dưới đáy giếng nhà mình như ông nói vì tình cờ ông gặp đúng lúc nước biển rút ra xa, địa chất tầng sâu dưới đáy giếng không có xáo trộn, nước rút xuống cạn đi nhiều phần nên có thể xuống đặt máy bơm hay vật dụng khác là điều hiển nhiên.

VĂN ÚT-HUY HOÀNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh