89 tuổi như Warren Buffet vẫn còn học PPT
- Bác sĩ
- 17:02 - 17/07/2020
Sống quá nhàn rỗi, thoải mái, dần dần sẽ trở nên vô dụng
Gần đây, có một tin tức đủ để khiến nhiều người phải suy nghĩ:
"Thần cổ phiếu" Warren Buffett đã tổ chức một cuộc họp cổ đông thường niên, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, cuộc họp cổ đông này đã được tổ chức thông qua hình thức online.
Vì muốn cuộc họp đạt được kết quả tốt nhất, mà một người tới điện thoại thông minh còn không biết dùng như Buffett lại đã học cách làm PPT, đồng thời dẫn dắt cuộc họp thông qua trình bày PPT.
Cần phải biết Warren Buffett đã ở tuổi 89, rất nhiều người tới độ tuổi này, đừng học tới việc học thêm một kĩ năng mới, đến đọc sách hay báo thôi cũng chưa chắc đã có thể kiên trì được.
Nhưng Warren Buffett lại vẫn học được PPT, đây là thứ mà nhiều người trẻ thậm chí còn không muốn học, chứ nói gì tới một người sắp bước sang tuổi 90?
Tôi không khỏi nhớ tới một đoạn tin tức vào năm 2018, khi đó, một nhà xe nọ đã giảm tải một lượng lớn nhân viên. Dù đã được cam kết sẽ nhận được bồi thường, nhưng những người bị giảm tải vẫn đứng vây quanh lãnh đạo để đòi "công bằng".
Trong đó có một người phụ nữ, chị vừa khóc vừa nói: "Tôi năm nay đã 36 tuổi rồi, cả thanh xuân đều ở trạm thu phí này, giờ tôi cái gì cũng không biết, cũng chẳng ai thích chúng tôi, tôi cũng không học nổi thêm được cái gì nữa."
Warren 89 tuổi vẫn học PPT, còn người phụ nữ 36 tuổi này lại mất đi động lực làm mới lại cuộc sống, quả là đáng buồn!
Có người từng nói như này: Bạn thích tháng năm yên ả, tĩnh lặng, thực ra hiện thực lại là sóng gầm biển động.
Ai chẳng muốn sống một cuộc sống thoải mái, nhàn rỗi, nhưng cuộc sống nhàn rỗi không thể duy trì được cả một cuộc đời, bởi lẽ cuộc sống vốn dĩ khôn lường, giống như con thuyền chèo ngược dòng nước vậy, không tiến ắt sẽ phải lùi.
Người nỗ lực còn chưa chắc đã thành công, huống hồ gì những người chỉ đứng yên tại chỗ không muốn động đậy?
Trên thế giới này, không tồn tại cái gọi là "công việc ổn định", bạn không muốn thoát ra khỏi vùng an toàn, thoải mái, tự nhiên sẽ có người tới phá vỡ cái vùng thoải mái đó của bạn.
Chỉ là tới lúc đấy, bạn sớm đã trở thành một người vô dụng mất rồi!
Nửa đời trước lười biếng, nửa đời sau sẽ phải trả lại gấp đôi
Vài ngày trước, một người bạn gọi điện tới nhờ tôi giới thiệu cho cô ấy một công việc.
Tôi đã rất bất ngờ, công việc trước của cô ấy lương nhiều, việc ít, gần nhà, có thể nói là công việc mà nhiều người mơ ước, sao tự nhiên lại muốn đổi việc?
Cô ấy bẽn lẽn trả lời, vì công ty phá sản rồi, nên cô ấy cũng thành kẻ thất nghiệp.
Thì ra, cô ấy khi làm ở công ty đó ngày nào cũng 9h đi làm, 5h tan, lúc ở công ty thì uống trà, nghịch điện thoại, lưới Tiktok, có khách tới thì tiếp đón, nói chung là đi làm mà như đi chơi.
Nhưng bệnh dịch vừa xảy đến, công ty liền sụp đổ, cô ấy chỉ còn cách đi tìm công việc khác.
Dải đầy một mặt trận CV, khó khăn lắm mới có được vài cơ hội phỏng vấn, nhưng khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi liên quan tới công việc thì cô ấy lại không biết đường trả lời.
Lúc này mới phát hiện ra, sự thoải mái suốt 3 năm qua thì ra là đã lãng phí tuổi trẻ.
Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là "hiệu ứng bồn hoa", ý muốn nói một người nếu ở quá lâu trong "bồn hoa" thoải mái của mình, dần dần sẽ mất đi chí tiến thủ, hài lòng với hiện trạng.
Ai chẳng thích ở trong vùng an toàn, đây là bản tính.
Nhưng người tỉnh táo sẽ ý thức được rằng, cái gọi là vùng an toàn, chẳng qua chỉ là một mộng tưởng đơn phương, thoải mái được một lúc, chứ không thể thoải mái được cả đời.
Giám đốc của Foxconn (thương hiệu của công ty Đài Loan Hon Hai Precision Industry Co. Foxconn là một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới, và chủ yếu chế tạo theo hợp đồng với các đơn vị khác), Quách Đài Minh từng nói, ông muốn trong vòng 5 năm sẽ thay thế 80% nhân viên bằng máy móc công nghệ.
Cộng thêm với ảnh hưởng của dịch bệnh, không ít người từng dựa dẫm vào cuộc sống thoải mái giờ trở tay không kịp.
Đừng bao giờ cho rằng bạn đã tìm thấy được "công việc ổn định", lúc đi làm có thể ngồi uống trà lướt điện thoại, tan làm thì về nhà chơi game, cày phim.
Nếu không thể dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn, thử thách giới hạn của bản thân, vậy thì khi làn sóng của thời đại ập đến, bạn sẽ chỉ có một kết cục duy nhất là bị nhấn chìm.
Giống như có người nói: "Đối mặt với thất bại, điều buồn nhất không phải là tôi không thể, mà là vốn dĩ tôi đã có thể…"
Nửa đời trước lười biếng, nửa đời sau bạn sẽ phải liều mạng gấp đôi để trả lại.
Người thích "quần quật", cuộc sống nhất định sẽ không tồi
Tôi có một người bạn là giám đốc của một bộ phận trong một doanh nghiệp lớn, thu nhập không ít, công việc cũng bận rộn, ngày nào cũng bận bịu tới 10h tối mới tan làm.
Nhưng dù có bận tới đâu, cậu ấy cũng dành ra thời gian để duy trì blog cá nhân của mình, một tuần cậu ấy thường sẽ đăng ít nhất 4 bài viết chia sẻ những kinh nghiệm hay tâm đắc của mình trong công việc.
Tính tới nay, sau hai năm nỗ lực, blog cá nhân của cậu ấy đã có hơn 100.000 người theo dõi.
Tôi rất tò mò, công việc bận rộn như vậy, thu nhập từ việc viết blog cũng không được nhiều, vì sao cậu ấy vẫn đầu tư không ít thời gian và công sức vào nó như vậy?
Cậu bạn nói với tôi rằng:
"Công việc hiện tại đã thành thạo tới mức búng tay một cái là đã có thể giải quyết được, vì vậy tôi muốn thử những cái mới, dù sao thì cũng chưa già, vẫn còn học thêm được cái gì đó."
Vì muốn có những bước tiến chuyên nghiệp hơn trong các bài viết, cậu ấy đăng kí học lớp bồi dưỡng kĩ năng viết, hơn 40 tuổi đầu, vẫn lên lớp với thế hệ thanh niên, từng chút từng chút một tích lũy kiến thức, chăm chút cho bài viết của mình.
Sau này khi Tiktok trở nên phổ biến, cậu ấy cũng biên tập rồi đưa các bài viết của mình lên nền tảng này.
Cậu ấy nói rằng sợ mình sẽ quen với cuộc sống thảnh thơi, nhàn rỗi, nên mới "dày vò", bắt mình "quần quật" một chút như vậy.
Có lẽ cậu ấy cũng chỉ muốn mình tiến bộ hơn, nhưng không ngờ chính sự "dày vò" này lại cứu cuộc sống của cậu ấy.
Vì bệnh dịch, công ty có sự điều chỉnh nhân sự, và cậu ấy nằm trong danh sách giảm tải.
Nhưng cậu ấy lại chẳng hoang mang chút nào, tập trung toàn tâm toàn ý cho blog cá nhân, nhận quảng cáo, livestream bài giảng… thu nhập chỉ nhiều hơn chứ không ít đi.
Đời người giống như con thuyền chèo ngược dòng nước, không tiến ắt lùi, trong thời đại phát triển nhanh chóng như hiện nay, chỉ không ngừng nâng cao giá trị bản thân, mới không bị xã hội đào thải.
Cảm giác an toàn mà công việc ổn định đem lại cho chúng ta vĩnh viễn không thể bì được với cảm giác an toàn tới từ việc không ngừng nâng cao, cải thiện bản thân.
Đắm chìm trong hưởng lạc, cuộc đời bạn cũng sẽ theo đó mà "lạc trôi". Nhàn rỗi, hưởng thụ, cứ như vậy, trở thành người vô dụng lúc nào không hay.
Mọi con đường dễ đi, đều đang dẫn bạn xuống dốc
Einstein từng nói: "Tôi chưa bao giờ xem sự nhàn hạ và rảnh rỗi là mục đích cuộc sống, thay vào đó tôi gọi chúng là lý tưởng chuồng lợn."
Ai chẳng muốn năm tháng yên ả, nhưng hiện thực căn bản không cho phép, đời người 10 phần thì 8,9 phần không như ý, thất vọng mới là thường thái, vì vậy, chúng ta cần phải nhìn rõ ra sự tàn khốc của cuộc sống, rồi từ đó sớm có những tính toán cho mình.
Cũng giống như một tác gia từng nói:
"Con người, cần phải có một trái tim sẵn sàng chấp nhận thách thức, một tâm thái tò mò thích đi khám phá, học cách làm những việc mình chưa từng làm qua, thử gặp những người mà mình chưa từng gặp, thử chôn một số trứng Phục sinh cho mình."
Bạn cần phải biết rằng, tất cả những con đường dễ đi, đều là con đường đang đưa bạn xuống dốc.
Nhàn rỗi, bạn có thể vui vẻ nhất thời, nhưng hành động, bạn sẽ thu được lợi ích cả đời.
Trân trọng tuổi trẻ, đừng để sự nhàn hạ bào mòn đi quyết tâm tiến lên phía trước của mình, nếu không thì những vui vẻ mà bạn hưởng thụ ngày hôm nay, rồi sẽ có một ngày nó ép bạn tới không còn đường lui.