Giảm nghèo hiệu quả từ nguồn vốn hỗ trợ tại Đắk Lắk
- Dược liệu
- 11:05 - 02/06/2022
- Nhiều mô hình giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Gia Lai: Phát triển cây mía để nâng cao công tác xóa đói giảm nghèo
- Các quốc gia đang phát triển tại Đông Á đạt thành tựu ấn tượng trong tăng trưởng và giảm nghèo
- Huyện Thoại Sơn (An Giang): Giảm nghèo bền vững từ xây dựng nông thôn mới
Trong những năm qua, cùng với cả hệ thống chính trị, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã quan tâm triển khai cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Một trong những đối tượng được quan tâm đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 và Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 4/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Những nỗ lực của tỉnh Đắk Lắk trong công tác giảm nghèo đã thể hiện quyết tâm của các cấp, ngành, địa phương về nâng cao đời sống người dân, không để hộ nghèo bị bỏ lại phía sau. Thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đa dạng hóa nguồn vốn huy động, nhân rộng mô hình giảm nghèo, tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khuyến khích người nghèo khởi nghiệp, đầu tư cho giáo dục và dạy nghề… để giảm nghèo bền vững.
Từ đó, hình thành các mô hình kinh tế phát triển có hiệu quả như: Mô hình nuôi lợn sạch, mô hình nuôi dê bán chăn thả, mô hình trồng xen các cây công nghiệp dài ngày và cây ngắn ngày, nhiều gia đình đã lập trang trại chăn nuôi dê, bò, lợn, cá, gà... có vốn kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật, chịu khó tiết kiệm và đã thoát nghèo bền vững, cuộc sống được cải thiện. Nhiều hộ làm ăn có lãi đã có nhà xây, xóa nhà tạm bợ, mua được xe máy, các đồ dùng sinh hoạt có giá trị.
Được sự hỗ trợ từ nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách, hộ chị Nguyễn Thị Sen (địa chỉ thôn 7, xã Cưmlan, huyện Ea Súp) vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ea Súp theo Nghị quyết 11/CP, để chăn nuôi bò sinh sản. Sau khi được giải ngân, chị đã mua 5 con bò cái sinh sản để làm giống. Đến nay, đàn bò của chị Nguyễn Thị Sen đã sinh sản được 15 con bò con, hiện số lượng đàn bò đã được phát triển lên đến 20 con. Bên cạnh đó, gia đình tận dụng thêm được nguồn phân bò để trồng thêm 1ha điều hàng năm cho thu nhập 1 tấn điều. Thu nhập từ trồng thêm cây điều đã cho gia đình chị thêm 35 triệu đồng.
Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tại Đắk Lắk đã được thực hiện hiệu quả, đồng bộ ở các cấp. Các nguồn vốn từ Chương trình được lồng ghép khéo léo đã hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất. Trong đó, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo phù hợp với thế mạnh, nhu cầu của từng địa phương đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người được thụ hưởng từ chương trình.
Các chính sách phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Công tác tuyên truyền các chính sách về công tác giảm nghèo nhằm nâng cao, ý thức trách nhiệm của cán bộ và người dân được đẩy mạnh. Các giải pháp giảm nghèo được xây dựng phù hợp, tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kết quả kiểm tra dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ở Đắk Lắk cho thấy, hoạt động nhân rộng của mô hình giảm nghèo đã hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, không chỉ đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo mà dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo phù hợp còn giúp người dân Đắk Lắk nâng cao kiến thức trong chăn nuôi, trồng trọt thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Đây được xem là yếu tố tiên quyết giúp các hộ tham gia dự án sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, từng bước giảm nghèo bền vững.