Gia Lai hơn 450 thân gỗ bị đốn hạ
- Pháp luật
- 06:15 - 20/12/2023
- Lâm Đồng bắt giam nhiều nghi phạm trong 2 vụ phá rừng
- Khởi tố vụ án hình sự đầu tiên về nạn phá rừng phòng hộ Xuân Lộc ở Đồng Nai
- Gia Lai bắt đối tượng phá rừng ở xã Sơ Pai
- Thừa Thiên Huế sẽ xử lý nghiêm hành vi phá rừng, khai thác rừng trái phép
- Bị đánh vì quay phim tố giác đối tượng phá rừng tại Lâm Đồng
Một lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông cho hay, khu vực rừng thuộc vùng tưới Thuỷ lợi Ia Mơr chỉ còn là rừng nghèo, rất ít thân gỗ lớn. Bởi vậy, Công trình Thuỷ lợi Ia Mơr đi vào hoạt động với 4.700ha thuộc vùng tưới của công trình không chuyển đổi được mục đích sử dụng rừng, các diện tích này với địa hình bằng phẳng, có các tuyến kênh tưới chạy qua, đường giao thông thuận lợi, vì vậy trong thời gian qua trên địa bàn xã Ia Mơ xảy ra một số vụ xâm hại đến tài nguyên rừng.
Ngoài ra, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phá rừng là do nhu cầu lấy gỗ về làm nhà, cơi nới nương rẫy, lấn chiếm đất rừng để canh tác sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, khu vực rừng biên giới còn xuất hiện vấn nạn thu mua củi diễn ra rầm rộ trong suốt thời gian dài.
Theo đó: Các vụ phá rừng xảy ra từ ngày 26/11 đến ngày 8/12/2023 tại khu vực rừng biên giới thuộc địa giới hành chính xã Ia Mơ. Tổng cộng hơn 450 thân gỗ căm xe, cà chít, dầu, bình linh, bằng lăng… bị đốn hạ trong các vụ phá rừng.
Theo nhận định của lực lượng chức năng, những cây có đường kính lớn, các đối tượng sẽ cho cưa vào hơn một nửa thân cây, để cây tự chết dần rồi khai thác. Ngoài ra, có nhiều thân gỗ cà chít, dầu và chồi (đường kính 9-33cm) bị khoan gốc, đổ hóa khiến cây chết khô.