THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 02:35

Doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 105,6 nghìn tỷ đồng

 

Tính đến thời điểm 20/12/2017, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,19% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm trước tăng 16,47%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 14,5% (cùng kỳ năm 2016 tăng 16,88%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 16,96%.

Lãi suất huy động trong năm tương đối ổn định. Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,8%- 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3%-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3%-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5%-7,3%/năm.

Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến của các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-6,5%/năm đối với ngắn hạn, 9%- 10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3%- 11%/năm đối với trung và dài hạn.

Năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước tính đạt 105,6 nghìn tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 65 nghìn tỷ đồng, tăng 28,9%; doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 40,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6%.

Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước tính đạt 302,9 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm 2016; các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 247,8 nghìn tỷ đồng, tăng 26,74%. 

Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm năm 2017 đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2016 

NGUYỄN THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh