CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:50

Di tích lịch sử Núi Đôi: Ô nhiễm và hoang phế

 

Những sự tích có thật về Núi Đôi

  Núi Đôi là một di tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp. Sở dĩ được đặt tên là Núi Đôi, vì ở đây có 2 ngọn núi liền nhau.

Núi Đôi còn có tên gọi khác là núi vợ chồng. Vì nơi đây là minh chứng cho một tình yêu đẹp, lãng mãn, cảm động của nữ du kích Trần Thị Bắc (17 tuổi ở xóm Núi) với chàng bộ đội Trịnh Khanh (20 tuổi, người cùng xã). Hai người kết hôn được hai ngày rồi xa nhau, người chồng lên đường đi kháng chiến. Ngày 21/3/1954, trong lúc dẫn một đoàn cán bộ đi công tác, Bắc gặp ổ phục kích của địch. Cô giao liên dù bị địch bịt miệng nhưng vẫn kịp thời la lớn để báo những người trong đoàn cùng đi phía sau, giúp các cán bộ chạy thoát. Ngay sau đó, Bắc bị giặc Pháp bắn chết tại chỗ

Cảm động về câu chuyện nữ du kích anh dũng hy sinh vì đồng đội, nhà thơ Vũ Cao, khi đó đang điều trị tại bệnh viện 71 (Sóc Sơn) đã đến Núi Đôi, tìm hiểu sự việc, cảm động vì câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ , đã viết nén  bài thơ “Núi đôi”.

Bảy năm về trước, em mười bảy

Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng

Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa

Bữa thì em tới, bữa anh sang

Lối ta đi giữa hai sườn núi

Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi

……………………………….

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

 (Trích đoạn trong bài thơ "Núi đôi" của nhà thơ Vũ Cao)

Ô Nhiễm và hoàng tàn

Từ lâu, khu di tích lịch sử Núi Đôi, với hệ thống dày đặc đồn bốt, lô cốt thời Pháp (khoảng 10 cái), đã trở thành điểm thu hút khách tham quan, du lịch.

Nhưng thời gian gần đây, đồn bốt, lô cốt ở Núi Đôi, phải gồng mình “chịu đòn" của những tên trộm và bị ô nhiễm nặng nề.

Cụ thể, theo quan sát của phóng viên Báo Lao động và Xã hội, xung quanh những đồn bốt, lô cốt, cỏ dại mọc um tùm bao vây. Cửa ra vào, bên trong những đồn bốt, lô cốt và bệ pháo trên lô cốt bị kẻ trộm đập phá cưa lấy sắt.

Đáng buồn hơn, bên trong những đồn bốt, lô cốt với thiết 3 tầng kiên cố, nhiều ngóc ngách, nhưng giờ đây lại trở thành “bãi chứa rác” và nặng mùi hôi thối do những người thiếu ý thức phóng uế.

Bên cạnh đó, đây cũng là điểm đến, nơi cư trú “lý tưởng” của những con nghiện, người lang thang. Thậm chí trong một lô cốt còn có người ở, với một số đồ dùng như: Chăn, đệm, quần áo, máy lửa, nến và móc treo quần áo.

Điều đáng nói hơn, thực trạng dã và đang diễn ra từ lâu nhưng trên cả khu di tích lịch sử này không thấy bóng một người bảo vệ.

Cô chủ quán nước dưới chân Núi Đôi, cho biết: “Tôi và một số người vẫn thỉnh thoảng leo lên đấy tập thể dục. Ngày thường thì ít người đến nhưng thứ 7, chủ nhật nhiều người đến thăm quan, chụp ảnh, nhất là giới trẻ. Tôi thấy, một số người ý thức kém mang đồ ăn, nước uống lên dùng xong vứt bừa bãi tại chỗ. Còn có cả người đi lang thang vào đồn bốt, lô cốt ngủ".

Tình trạng trên đã tồn khá lâu, rất mong các cơ quan chức năng thị trấn Núi Đôi, Sóc Sơn, Hà Nội, sớm có biện pháp khắc phục.

Sau đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Lao động và Xã hội ghi được vào chiều ngày 27/01.

 

 

 

Xung quanh những đồn bốt, lô cốt thời Pháp trên khu di tích Núi Đôi, cỏ dại mọc um tùm

 

Ngoài lô cốt rất nhiều rác thải bẩn thỉu

Đốt lửa trên Núi Đôi.

 

 

Bên trong những đồn bốt, lô cốt như một bãi chứa rác thái, hôi thôi nồng nặc do một số người thiếu ý thức phóng uế.

 

 

 

Hệ thống đồn bốt, lô cốt được thiết kế 1 hoặc 3 tầng rất kiên cố, nhiều ngóc ngách, nhưng bị những tên trộm đập phá cưa lấy sắt. 

 

Gỗ, sắt nằm ép trên trần cũng bị cắt.

 

 

Phía bên ngoài và những ô nhỏ quanh lô cốt cũng bị phá cưa lấy sắt.

Những bậc cầu thang làm bằng sắt dùng để lên xuống đồn bốt, lô cốt cũng bị cắt hết.

 

 

Bên trong đồn bốt, lô cốt là địa điểm, nơi cư trú lý tưởng của những con nghiện, người lang thang.

 

 

Thậm chí có người sống ở đây. Với chăn, đệm, quần áo, máy lửa, nến và móc treo quần áo.

 

 

 

 

 

Đỗ Đức

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh