Bảo tồn nguyên trạng Di tích lễ tế Trời- Đất thời Lý
- Văn hóa - Giải trí
- 06:47 - 13/01/2015
Phó Thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ VH-TT&DL, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng phương án bảo vệ, khai quật khảo cổ, phương án bảo tồn và phát huy giá trị di tích phù hợp với Quy hoạch tổng thể mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại số 18 Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 696/QĐ-TTg ngày 8/6/2012, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trước đó, Viện Khảo cổ học Văn bản số 400/KCH ngày 29/10/2014 gửi Bộ VHTT&DL báo cáo về việc xâm hại khu vực di tích tâm linh đặc biệt tại lô E khu vực khai quật khảo cổ học Vườn Hồng. Theo văn bản, trong quá trình thực hiện dự án Khai quật khảo cổ tại lô E, Viện Khảo cổ học đã phát hiện và làm xuất lộ di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý. Sau khi nghiên cứu, tập hợp ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nước, di tích được xác định là Di tích tế lễ Trời - Đất của các hoàng đế đầu thời Lý. Đây cũng là di tích văn hóa tâm linh thuộc loại sớm nhất ở Việt Nam, độc đáo chỉ có ở kinh đô đầu triều Lý. Công trình thể hiện tinh thần tự chủ tự cường cao của nước Đại Việt thời Lý.
Di tích tế lễ Trời- Đất thời Lý (Ảnh Internet)
Bộ VHTT&DL cũng đã có Công văn số 4134/BVHTTDL-DSVH gửi UBND Thành phố Hà Nội về việc đảm bảo an toàn cho di tích tế lễ Trời- Đất của các Hoàng đế đầu thời Lý tại lô E khu vực khảo cổ học Vườn Hồng (Hà Nội). Theo đó, Bộ VHTT&DL đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội, Hội trường Ba Đình (mới) và Viện Khảo cổ học đề xuất biện pháp khắc phục những sự cố trong quá trình thi công xây dựng gara ngầm làm ảnh hưởng đến di tích