Tuy nhiên, Ban Tổ chức cũng khuyến khích các tác phẩm hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Đồng thời, vở diễn tham gia Liên hoan phải được cấp phép của các cơ quan chức năng theo quy định. Tham gia Liên hoan là những vở được dàn dựng từ năm 2014 đến nay và những vở được phục dựng với êkip sáng tạo mới nhưng chưa tham gia các cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức; không sử dụng kịch bản nước ngoài. Vở diễn tham gia có thời lượng 90 phút trở lên.
Vở cải lương "Ngạ quỷ"
Để đổi mới các hoạt động của Liên hoan, nhằm vinh danh các thế hệ nghệ sĩ cải lương và đưa nghệ thuật cải lương đến gần hơn với công chúng yêu nghệ thuật, trong chương trình Liên hoan lần này sẽ có một chương trình nghệ thuật với chủ đề “Danh tài hội tụ” với sự tham gia biểu diễn của các thế hệ nghệ sĩ cải lương được khán giả yêu mến.
Nhà hát cải lương Việt Nam, một đơn vị cải lương rất mạnh ở phía Bắc đến liên hoan với 2 kịch bản: “Ngạ quỷ” và “Chiếc áo thiên nga”. Đạo diễn NSUT Triệu Trung Kiên, Phó Giám đốc nhà hát cải lương Việt Nam, đã thành công trong vở cải lương “Thầy Ba Đợi” quy tụ nghệ sĩ ba miền Nam - Trung - Bắc vừa diễn ra dịp 30/4/2018, kỳ vọng sẽ có một kỳ liên hoan với nhiều bài học nghề bổ ích từ các anh chị em đồng nghiệp.
Lễ Bế mạc và trao giải sẽ diễn ra vào tối 19/9/2018, được truyền hình trực tiếp trên một số Đài truyền hình Trung ương và địa phương.