Đắk Nông đẩy mạnh tuyên truyền chính sách ATVSLĐ - Bảo hiểm TNLĐ
- Bài thuốc hay
- 18:21 - 17/04/2022
Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi đại dịch covid-19 nhưng việc tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về công tác ATVSLĐ.ơn công tác an toàn vệ sinh lao động, người lao động nhận thức đầy đủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm khi tham gia lao động, sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần hạn chế thấp nhất tai nạn lao động xảy ra tại nơi làm việc.
Cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định ATVSLĐ của các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, sự cố nghiêm trọng, chú ý đến hoạt động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thực hiện báo cáo theo Luật ATVSLĐ. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.
Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ tại doanh nghiệp, để người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham gia triển khai, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người lao động về ATVSLĐ, nhất là trong công tác huấn luyện ATVSLĐ.
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn người lao động thực hiện nội quy làm việc đảm bảo an toàn lao động, ưu tiên việc phổ biến pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động, phòng ngừa tai nạn lao động kết hợp phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc.
Rà soát, củng cố, bổ sung hoàn thiện quy trình làm việc an toàn cho các vị trí công việc, máy và thiết bị, tăng cường hệ thống biển báo, rào chắn tại những nơi có nguy cơ mất an toàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy, quy trình ATVSLĐ của người lao động khi làm việc, phát hiện thiếu xót để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa TNLĐ do ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập; tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Thực hiện đầy đủ quyền lợi cho người bị nạn và thân nhân của họ theo quy định của pháp luật. Chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc;
Sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất TNLĐ, đảm bảo an toàn, sức khoẻ và tính mạng, thường xuyên rèn luyện để nâng cao sức khoẻ của bản thân đáp ứng được với vị trí và yêu cầu công việc, nhiệm vụ được giao.
Theo thống kê thì năm 2021 số vụ tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh có giảm, đó là nhờ sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, sự quan tâm và tuân thủ các quy định của Pháp luật về ATVSLĐ của các doanh nghiệp, đơn vị, hộ sản xuất kinh doanh và của chính người lao động đã làm giảm nguy cơ xảy ra tai nạn lao động; nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, ổn định thu nhập cho người lao động góp phần duy trì, phát triển kinh tế, chiến thắng đại dịch covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Đối với quỹ bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm tai nạn lao động là chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần tổn thất cho người lao động mang tính thiết thực và hữu ích, nhằm chia sẽ rủi ro giữa các doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động.
Hiện nay, BHXH tỉnh Đắk Nông đang quản lý và thực hiện chi trả trợ cấp TNLĐ,BNN hàng tháng cho 87 người với số tiền chi trả hơn 86 triệu đồng/tháng (trong đó, chi từ nguồn ngân sách NN cho 22 người với số tiền gần 22 triệu đồng/tháng, chi từ nguồn quỹ BHXH cho 65 người với số tiền gần 65 triệu đồng/tháng). Trong năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022 toàn tỉnh xét duyệt 01 hồ sơ TNLĐ hàng tháng, 04 hồ sơ TNLĐ một lần. Nhìn chung số lượng hồ sơ TNLĐ, BNN tại Đắk Nông phát sinh không nhiều do trên địa bàn ít các khu công nghiệp, người lao động và đơn vị sử dụng lao động thường xuyên được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động nên tình trạng TNLĐ, BNN không phát sinh nhiều.
Công tác giải quyết và chi trả các chế độ TNLĐ,BNN cho người hưởng được thực hiện nhanh chóng, kịp thời do áp dụng các phần mềm của ngành cung cấp, việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục trong giải quyết chế độ đã giúp đơn vị thuận lợi hơn trong việc lập hồ sơ cho người lao động, đảm bảo các hồ sơ được thực hiện kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn một số khó khăn khi giải quyết chế độ cho người lao động như: Đơn vị còn nợ đóng BHXH dẫn đến chưa giải quyết chế độ TNLĐ,BNN cho người lao động được; Đơn vị sử dụng lao động đặc biệt là những đơn vị có số lượng lao động siêu nhỏ (dưới 5 lao động) do không nghiên cứu và nắm rõ các văn bản nên khi có tai nạn xảy ra với người lao động chưa thực hiện kịp thời các chế độ cho người lao động như không khai báo, thành lập đoàn điều tra muộn …
Để giải quyết các khó khăn trên và giúp cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn tỉnh nắm bắt được trách nhiệm và quyền lợi khi đóng BHXH TNLĐ, BNN từ đó chủ động có các phương án phòng ngừa TNLĐ, BNN trong khi làm việc, BHXH tỉnh cũng đã thực hiện nhiều giải pháp như là:
Tăng cường chính sách BHXH, bảo hiểm TNLĐ-BNN trên phương tiện thông tin đại chúng, nhằm phổ biến sâu rộng quyền lợi và mức hưởng của chế độ; trách nhiệm tham gia các loại bảo hiểm của người sử dụng lao động và NLĐ.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh để tổ chức các buổi tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH trực tiếp tại đơn vị để giải đáp, tư vấn cụ thể cho đơn vị, người lao động về các vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm TNLĐ-BNN thực tế tại đơn vị.
Phân công cán bộ chuyên quản bám sát đơn vị, thường xuyên tuyên truyền, tư vấn để đơn vị sử dụng lao động đóng đủ, kịp thời BHXH, BHYT, BH TNLĐ, BNN cho người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người lao động.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc, thực hiện chế độ, chính sách TNLĐ-BNN tại các đơn vị sử dụng lao động nhằm kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, đảm bảo quyền lợi của NLĐ.