THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:51

Đắk Lắk đón nhận thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Phát biểu tại lễ công bố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kdoh khẳng định niềm vinh dự, tự hào khi tỉnh Đắk Lắk được đón nhận thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là nguồn động lực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Đặc biệt, Đắk Lắk có thêm 17 nghệ nhân được phong tặng và 3 nghệ nhân được truy tặng danh hiệu Nhà nước Nghệ nhân ưu tú là niềm vinh dự, tự hào của nghệ nhân. Việc tổ chức Lễ trao trao tặng, truy tặng nhằm tôn vinh các nghệ nhân đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc, mong muốn các nghệ nhân tiếp tục đóng góp trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Đắk Lắk; truyền dạy các loại hình văn hóa phi vật thể mình đang nắm giữ cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế tại địa phương.

Tiếp đó: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk long trọng công bố Quyết định số 1021/QĐ-CTN ngày 9/9/2022 của Chủ tịch nước về việc phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân ưu tú cho 547 cá nhân có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, trong đó tỉnh Đắk Lắk có 17 nghệ nhân được công nhận Nghệ nhân ưu tú trong đợt này.

Tất cả 17 nghệ nhân đều là người dân tộc thiểu số và hiện đang nắm giữ các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như: Tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng

Ngoài ra, trong đợt này tỉnh Đắk Lắk còn có 3 nghệ nhân được truy tặng danh hiệu Nhà nước Nghệ nhân ưu tú.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cũng công bố Quyết định số 1840/QĐ-BVHTTDL và 1841/QĐ-BVHTTDL ngày 4/8/2022 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch về việc công bố đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 2 di sản văn hóa phi vật thể: Ngữ văn dân gian Lời nói vần của người Ê Đê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk và Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Lời nói vần, tiếng Ê Đê gọi là “Klei duê”, là lời nói có sự nối kết với nhau bằng các âm tiết cùng vần hoặc bằng từ có các âm tiết tương đồng. Trước kia, lời nói vần xuất hiện khá phổ biến trong đời sống và sinh hoạt văn hóa của người Ê Đê.

Nhiều nghệ nhân được công nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân ưu tú

Nhiều nghệ nhân được công nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân ưu tú

Lời nói vần với những câu chữ ngắn dài được nối kết với nhau một cách hợp lý bằng vần điệu khá nhuần nhuyễn và sinh động, giúp cho người nghe có thể tiếp thu nhanh chóng và nhớ lâu. Loại hình này có mặt trong tất cả thể loại văn học dân gian như: Truyện cổ tích, lời khấn thần, câu đố, khan, kứt, eirei, không bắt buộc không gian diễn xướng, có thể sử dụng trong lúc nghỉ ngơi sau giờ làm nương rẫy, khi đi lấy nước, bên ché rượu cần khi anh em, bạn bè gặp gỡ tâm tình hay người già răn dạy con cháu. Người diễn xướng “Klei duê” tùy vào tâm trạng, câu chuyện, hoàn cảnh mà biến tấu, sáng tạo thành những vần, điệu để người nghe dễ hiểu, dễ nhớ.

Lễ mừng thọ của người M’nông thường tổ chức vào tháng 1 đến 2 Dương lịch hằng năm, sau khi đã kết thúc mùa nương, rẫy. Theo phong tục truyền thống của đồng bào M’nông, khi bố mẹ đã hơn 60 tuổi, con cái trong gia đình sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ, nhằm thể hiện sự biết ơn công lao đã sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

Như vậy, cùng với Khan (Sử thi Ê Đê), hiện tại Đắk Lắk đã có 3 di sản phi vật thể quốc gia.

LN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh