THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:30

Bổ sung thêm 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ảnh min họa

Ảnh min họa

Theo đó, các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận, gồm: Nghề dệt thổ cẩm của người M’Nông, thuộc xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và các xã: Đăk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước; lễ hội chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; lời nói vần của người Ê Đê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; lễ mừng thọ của người M’Nông, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; lễ hội đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa; lễ hội Mường Xia, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa; hát sắc bùa của người Mường, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa; lễ Đại Phan của người Sán Dìu, tỉnh Tuyên Quang; nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa, các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; nghề làm tàu hũ ky, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.   

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh