Chuyện về những người nuôi ong du mục
- Dược liệu
- 14:32 - 26/04/2018
- Đắk Lắk tổ chức chuỗi hoạt động Lễ hội sum vầy của người dân Tây Nguyên
- Tây nguyên vào mùa tưới mới
- Tây Nguyên: Gian nan trú thân tìm con chữ
- Người con đa tài của núi rừng Tây Nguyên
- Hoa đào mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đất đỏ Tây nguyên
- Cách làm trắng da “thần kỳ” bằng nghệ ngâm mật ong
- Mật ong phòng trị viêm phế quản mãn tính
Gánh cầu ong về nơi đặt thùng quay mật
Theo mùa hoa Tây Nguyên
Tây nguyên mùa Hoa cà phê là thời điểm thích hợp nhất để lấy mật ong, vì hoa bạt ngàn nơi đâu cũng có, mật trong hoa cà phế rất tốt và nhiều mật hơn các loài cây công nghiệp khác. Tây Nguyên thời gian này, đất trời khắp 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng được nhuộm bởi sắc trắng tinh khôi của những rẫy cà phê bạt ngàn. Do sự chênh lệch khí hậu ở các tỉnh mà mùa hoa cà phê thường nở thành 2 - 3 đợt và nối tiếp nhau kéo dài khoảng 2 tháng. Vì thế, hoa cà phê mang trong mình hương sắc Tây Nguyên với những đặc trưng nhất của một “thủ phủ cafe”.
Không chỉ “hấp hồn” bao người bằng những bông tuyết trắng ngần, hoa cà phê còn tỏa mùi hương dịu nhẹ bay theo làn gió khiến lũ ong bướm dập dìu kéo về vờn phấn, kết mật tạo nên đặc sản mật ong hoa cà phê Đắk Lắk đặc sánh, hiếm nơi nào có được. Anh Tuấn - một người nuôi ong ở thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M’gar) cho hay, một năm hoa cà phê chỉ nở rộ vài đợt và tàn nhanh do đó mật hoa cà phê cũng chỉ thu hoạch được trong thời gian ngắn. Anh thường đặt những khu vực gần vườn cà phê hay lô cao su giáp với vườn cà để đặt thùng ong, tạo thuận lợi cho các chú ong chăm chỉ đi hút mật. Không riêng ong nhà mà nhiều đàn ong ở các tỉnh thành khác cũng di chuyển về Đắk Lắk từ cuối tháng chạp để hút mật mùa cà phê. Hết mùa hoa cà phê, đàn ong lại lên đường đi đến các vùng miền khác tìm hoa hút mật.
Người nuôi ong hài lòng nhìn sản phẩm mật ong sau khi quay
Công đoạn quay mật ong đóng thùng
Mật ong từ ngàn xưa đã được coi là “thần dược” không chỉ phục vụ cho sắc đẹp được thiên nhiên ban tặng mà còn là vị thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm. Ngày nay ngoài phục vụ trong ngành công nghiệp, mỹ phẩm, làm đẹp thì còn được người dân mua về tích trữ để dùng dần trong năm.
Được bạn bè gần xa tín nhiệm vì tính nhiệt tình nhanh nhẹn chu đáo, anh Nguyễn Trung Hải sống ở thị trấn Quảng Phú Huyện Cư M’gar lặn lội đến tận vườn cà phê sâu thẳm để tận mắt chứng kiến cảnh nuôi ong quay mật, mua giúp người thân bạn bè những lít mật nguyên chất nóng hổi. Anh Hải cho biết: Chứng kiến cảnh quay mật rất thú vị, từng lít mật chảy ra từ thùng quay, là sản phẩm của sự chăm chỉ của triệu triệu con ong ngày ngày tìm hoa lấy mật ngọt để cho con người tận hưởng tinh hoa quý giá của thiên nhiên. Bên cạnh đó người nuôi ong cũng vất vả như con ong, chăm chỉ kiếm từng giọt mật, những đợt quay mật đạt năng suất thì người nuôi ong vui mừng vì có lãi, mật không đạt do hoa ít thì hòa vốn, điển hình như năm nay, tỉ lệ mật trong hoa cà phê dường như rất ít nên sản lượng mật ong năm nay thất thu so với năm trước”.
Công đoạn đầu tiên anh Tuấn hun khói xua ong
Gặp anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1980) ở TDP 7, TT Quảng Phú, cư M’gar là chủ láng ong cho biết: Công đoạn quay mật rất công phu, nơi đặt thùng quay mật phải xa tổ ong và thùng quay mật được che chắn ngăn không cho ong bay vào thùng quay lấy mật. Sau khi kiểm tra đàn ong, đàn nào đạt tiêu chuẩn thu hoạch mới tiến hành quay mật. Người thu mật phải trùm lưới kín đầu, kín mặt mang khẩu trang, tay, chân đi giày, đi ủng kín rồi đốt khói xua bớt ong đi sau đó mới lấy cầu trong thùng ong lên và dùng chổi chuyên dụng xua ong, sau đó gánh cầu ong về địa điểm quay mật rồi xử lý cắt bớt lớp sáp bảo vệ để mật chảy được mới cho vào thùng quay. Cách thu hoạch mật ong phổ biến là dùng thùng quay mật, sử dụng lực ly tâm để mật ong từ lỗ tổ ong bắn ra ngoài. Người quay mật cũng phải đều tay cho mật chảy đều. Thông thường vào mùa hoa người ta tính ngày ong làm mật và định kỳ quay mật. Mùa có hoa nở rộ 1 tuần quay mật 1 lần, còn mùa ít hoa thì tuỳ theo thực tế mà định ngày quay mật, có khi người ta khai thác nhanh 3 ngày quay mật 1 lần, như vậy là mật ong còn non không đạt chất lượng. Sau khi quay xong mật, cầu ong được trả lại cho đàn theo đúng vị trí cũ, theo thứ tự của nó. Nếu không may đàn ông bị bệnh hoặc mất chúa.
Hết mùa hoa cà phê người nuôi ong di cư theo những cánh ong ra miền Bắc (Bắc Giang, hải Dương, Hưng yên) có mùa vải, mùa nhãn để ong lấy mật, rồi lại vào miền Trung hút mật tràm, về lại Tây Nguyên hút mật cao su, cứ thế cuộc sống du mục quanh năm.
Cắt nắp vít lỗ tổ ong đưa qua thùng quay thu hoạch mật ong
Nếm mật nằm gai
Nghề nuôi ong du mục không chỉ như “đánh bạc với trời”, đó là một cuộc mưu sinh không mệt mỏi của những người có duyên nợ với nghề làm nên những giọt mật cho đời. Nghề nuôi ong di cư có đặc thù riêng, không giống với bất cứ nghề nào khác. Người làm nghề này phải có sức khỏe và chịu khó mới không bị chồn chân mỏi gối khi theo những đàn ong đi tìm hoa khắp vùng miền.
Nguyễn Doãn Thành (SN 1990), Trần Đình Hoàn (SN 1993) quê ở Tân Kỳ, Nghệ An đều chưa có vợ - chủ một đàn ong trải lòng: “Nghề nuôi ong là nghề nếm mật nằm gai, một đồng tiền lãi, chín giọt mồ hôi, nuôi ong đã vất vã mà gặp không ít rủi ro”.
Xua ong lấy cầu ong ra khỏi thùng
Dẫn chúng tôi vào túp lều bằng vải bạt lụp xụp của mình dựng lên giữa bốn bề rừng cà phê bạc ngàn, trong lều chỉ có một chiếc giường, anh Thành tâm sự: Giới nuôi ong gọi những túp lều này là "khách sạn ngàn sao" và nói rằng lạc quan là một trong những yếu tố giúp người nuôi ong di cư sống được với nghề.
Cuộc sống vất vả đến mấy rồi cũng thích nghi được. Điều khiến người nuôi ong di cư lo sợ là làm phật lòng chủ vườn hoặc người dân bản địa. Đã có rất nhiều chủ ong bị thiệt hại nặng khi bị chủ vườn "nổi chứng" xua đuổi vì phật ý hoặc do thiếu hiểu biết nên nghĩ ong làm hại hoa màu, vườn cây của họ. Mỗi lần bị đuổi là mỗi lần người nuôi ong lãnh đủ, vì chi phí cho mỗi chuyến xe di chuyển ong từ vùng này đến vùng khác rất tốn kém.
Đáng sợ nhất đến nơi nào có các nhóm giang hồ, anh chị đang hoạt động, bắt mùi được và tìm đến hoạnh hoẹ trấn lột. Anh Thành và anh Hoàn đưa đàn ong vào nuôi tại lô cà phê ở thôn Đắk Hà Đông, xã Cư Dliê Mnông, cư Mgar mới quay mật được vài đợt đầu, tối ngày 18/3/2018 có 2 thanh niên đến xin 2 triệu/ lán nuôi ong. Nếu không đưa tiền thì sẽ lấy mật và phấn ong. Vì không có tiền lại mới làm nghề nuôi ong nên Anh Thành và Anh Hoàn sau khi bị 2 thanh niên kia đến xin tiền và hù dọa đã lấy đi mật ong và phấn hoa nên đã thu dọn lán trại để đi nơi khác không kịp quay ong lấy mật cho đợt này. Cũng như lán của hai anh Thành và Hoàn, một số lán nuôi ong lân cận bị hai thanh niên này đã lấy tất cả gần 20 thùng mật. Sau đó vụ việc được báo cáo với chính quyền địa phương thì hai thanh niên kia bị bắt.