THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:26

Chủ tịch VFF đang ở đâu?

 

Chưa nhận được đơn xin nghỉ của Chủ tịch VFF

Lần gần nhất, ông Lê Hùng Dũng xuất hiện trong một sự kiện quan trọng là cuộc họp của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tại TP. Đà Nẵng vào ngày 12/3. Hình ảnh ông Dũng đại diện cho VFF chào đón quan chức bóng đá khu vực đến dự cuộc họp tại TP. Đà Nẵng là tín hiệu vui, ít nhất cho cá nhân người đứng đầu bóng đá Việt Nam.Thật ra vấn đề sức khỏe của Chủ tịch VFF đã không còn là chuyện bí mật, bởi ông Dũng từng thừa nhận, do gặp trục trặc sức khỏe nên đành phó thác, trông cậy vào những cấp phó lèo lái VFF.

Ông Lê Hùng Dũng (giữa) tại một sự kiện của VFF cuối năm 2015

Khi ông Dũng là trao ghế Phó Chủ tịch thường trực cho ông Trần Quốc Tuấn, được coi là nguyên nhân gây ra ồn ào, tranh cãi, đặc biệt khi Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông- đối ngoại Nguyễn Xuân Gụ phát pháo, “tung hê” những điều tế nhị của VFF trong hội nghị ngành TDTT.  Ông Dũng lo dưỡng bệnh nên ít xuất hiện tại trụ sở VFF ở Hà Nội chỉ đạo, điều hành. Do vậy, trong nhiều sự kiện quan trọng của bóng đá Việt Nam, người ta đã quen với việc chỉ có cấp phó của ông Dũng xuất hiện, còn người đứng đầu thì vắng mặt.

Ông Trần Quốc Tuấn (bên phải), Phó Chủ tịch VFF, được ông Lê Hùng Dũng tin tưởng

Tại hội nghị Ban Chấp hành VFF tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh bàn việc thay HLV trưởng Miura, Chủ tịch VFF cũng không thể tham gia điều hành, dù ông đã cố gắng đến dự, nhưng rồi rút lui vì sức khỏe. Thế cho nên, cuộc họp BCH vốn là cơ hội để ông Dũng điểm huyệt cấp phó đã làm lộ ra những “khoảng tối” tại VFF do thiếu sự xuất hiện của người đứng đầu. Thay thế ông Dũng điều hành chính trong phiên họp BCH ấy là bầu Đức, Phó Chủ tịch VFF.

Mới đây, chiều 30/3, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn khẳng định, đến thời điểm này chưa nhận được lá đơn nào từ người đứng đầu VFF. “Tôi thấy báo chí có nói rằng anh Dũng muốn nghỉ nhưng đến lúc này chưa có báo cáo, đơn từ gì từ VFF cũng như cá nhân anh Lê Hùng Dũng”, ông Phấn chia sẻ.

Tại sao chưa chuyển giao?

Việc ông Dũng vắng dài hạn trong nhiều sự kiện quan trọng của bóng đá Việt Nam đã đặt ra câu hỏi lớn: VFF cần một cuộc chuyển giao ở vị trí đứng đầu? Trên lý thuyết, ông Dũng vẫn đảm đương ghế Chủ tịch VFF. Nhưng thực tế, việc lèo lái con thuyền bóng đá Việt Nam lúc này không còn phụ thuộc vào ông Dũng. Nó được quyết định bởi các cấp phó, trong đó quán xuyến, “tay to” nhất chính là “người được chọn” Trần Quốc Tuấn.

Chủ tịch VFF, ông đang ở đâu?

Trong 1 năm gần đây, thông tin ông Dũng muốn rút khỏi ghế Chủ tịch VFF thỉnh thoảng lại được hâm nóng. Có lần ông Dũng cũng đã hé mở về quyết định rút khỏi bóng đá. Nhưng đến thời điểm hiện tại, VFF chưa nhận được đơn rút lui cụ thể của nhân vật từng “hét ra lửa”. Vì thế, mọi thứ đều xếp lại, ông Dũng vẫn là Chủ tịch VFF, còn điều hành và lèo lái là đội ngũ cấp phó. Cũng theo ông Phấn, trong trường hợp Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng xin nghỉ chắc chắn sẽ có phương án tìm người lên thay thế. Tuy nhiên, phương án như thế nào thì đây là chuyện của nội bộ VFF và Tổng cục TDTT. “Việc thay Chủ tịch VFF phải dựa vào quy định, điều lệ của tổ chức. Chẳng hạn như VFF có thể sẽ phải tổ chức Đại hội bất thường để bỏ phiếu kín, hoặc cũng có thể các thành viên BCH tự quyết được việc chọn ai lên thay”, ông Trần Đức Phấn cho hay.

Bầu Đức, Phó Chủ tịch VFF nói ông không màng đến chức Chủ tịch VFF, do bận kinh doanh

Có lẽ, chẳng phải ông Dũng tham quyền cố vị, bất chấp vấn đề sức khỏe vẫn cố trụ lại ở vị trí đứng đầu bóng đá Việt Nam.Mà do VFF chưa tìm được “minh chủ” đủ sức thế vào chỗ trống của ông Dũng? “Người được chọn” là Phó Chủ tịch Trần Quốc Tuấn, nhưng đôn ông Tuấn lên lúc này chẳng khác gì đánh bạc. Bởi ông Tuấn vừa trải qua nhiều scandal tố cáo, vì thế, nếu đôn lên như mong đợi của chính ông Lê Hùng Dũng lúc này chưa phải thời điểm hợp lý. Đẩy cấp phó khác lên cũng không xong, trong khi bầu Đức đã thẳng thừng từ chối ghế chủ tịch. Nửa nhiệm kỳ khóa 7 trôi qua, Chủ tịch VFF không thể hiện được tầm ảnh hưởng, nhưng vẫn phải duy trì trong lúc chờ VFF tìm được người đứng đầu.

Thể thao(tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh