CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:27

Cặp vợ chồng Khmer mê hát dì kê

 

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật truyền thống Khmer Nam bộ, dì kê cùng với điệu múa Rô băm vốn là nghệ thuật cung đình của Vương quốc Khmer. Đây là loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ Java, hoặc Malaysia được chỉnh sửa chọn lọc rồi kết hợp với Rô băm tạo thành một phong cách riêng. Nghệ thuật sân khấu dì kê được hình thành bởi 3 yếu tố kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn đó là kịch bản, trang phục và âm nhạc. Nhưng 3 yếu tố này không theo một khuân mẫu nhất định, mà luôn được sáng tạo đầy ngẫu hứng và biến hóa theo hoàn cảnh của từng người, từng đoàn biểu diễn, không gian, thời gian biểu diễn. Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của đồng bào Khmer Nam bộ, nghệ thuật sân khấu dì kê đã có thời gian dài bị mai một, có nguy cơ thất truyền. Nhưng may mắn thay, chính niềm đam mê hát dì kê của cặp vợ chồng ông Chau Men Sa Ray và bà Néang Ok cùng cô con gái Néang Kunh Thia ỏ xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn (An Giang) đã góp phần lưu truyền, làm sống lại loại hình nghệ thuật độc đáo này. Nhiều năm qua, họ chính là linh hồn của Đoàn Nghệ thuật dì kê xã Ô Lâm, với gần 30 thành viên từng di biểu diễn giao lưu, giới thiệu nghệ thuật dì kê với khán giả tại các cuộc liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực và toàn quốc.

 

Vợ chồng nghệ nhân Chau Men Sa Ray và Néang OK là linh hồn của Đoàn Nghệ thuật dì kê xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang


Theo nhận xét của cán bộ phụ trách văn hóa – xã hội xã Ô Lâm, đây là một gia đình đã có công gìn giữ bảo tồn và phổ biến cái hay, cái độc đáo loại hình nghệ thuật sân khấu dì kê cùng các đạo cụ, nhạc cụ cổ truyền như những báu vật vậy. Suốt nhiều năm qua, ngôi nhà của nghệ nhân Chau Men Sa Ray và Néang Ok là nơi hội tụ của các thành viên trong phum, sóc đến tập luyện những kịch bản, những vũ điệu để sẵn sàng biểu diễn phục vụ cho cộng đồng trong những ngày lễ hội, những đợt hội diễn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Thành viên của Đoàn Nghệ thuật dì kê xã Ô Lâm đa phần là những người dân lao động với đủ các ngành nghề khác nhau, nhưng cùng chung niềm đam mê hát dì kê. Chính vì thế, mỗi khi có kịch bản mới, có những đợt chuẩn bị cho những buổi biểu diễn mới, các thành viên đều sẵn sàng gác lại công việc mưu sinh của mình để cùng nhau dồn hết tâm huyết cho luyện tập.

Nghệ nhân Chau Men Sa Ray cũng là người chạy xe ôm để mưu sinh, nhưng hễ có chút thời gian rảnh là ông dành hết tâm huyến và sự đam mê của mình cho nghệ thuật dì kê. Với sự dẫn dắt của vợ chồng ông, Đoàn Nghệ thuật dì kê xã Ô Lâm trong nhiều năm liển từng đại diện cho tỉnh An Giang và cộng đồng Khmer Nam bộ tham dự các cuộc liên hoan văn hóa nghệ thuật các dân tộc tại nhiều địa phương trong cả nước, tạo được tiếng vang, giành được nhiều giải thưởng uy tín.

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh