THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:59

Nhiều lao động nông thôn tích cực học nghề

 

Một trong những địa phương đi đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thành phố Cần Thơ là quận Ô Môn. Đây là địa phương có số lao động nông thôn tham gia học nghề tích cực, tỉ lệ lao động sau đào tạo có việc làm đạt khá cao.

 

Lớp đào tạo nghề may cho lao động nông thôn tại quận Ô Môn

Giáo viên dạy lúc học viên có thời gian rảnh

Với những khó khăn như cơ sở vật chất còn thiếu thốn, việc phục vụ lớp học theo Đề án 1956 phần lớn là thuê, mướn của các tổ chức hoặc cá nhân. Bên cạnh đó, đa số các học viên có hoàn cảnh khó khăn, không có phương tiện đi lại cho nên không đến được Trung tâm Dạy nghề tham gia học nghề… Vì vậy quận Ô Môn đã chủ động mở lớp học nghề tại các phường trên địa bàn. Đặc biệt các lớp học này được mở trong bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày khi học viên rảnh.

Chị Nguyễn Thị Thu Lan, cán bộ Trung tâm Dạy nghề quận Ô Môn chia sẻ với chúng tôi, sở dĩ lớp học không được cố định về mặt thời gian, vì thầy cô dạy nghề điều thấu hiểu hoàn cảnh của mỗi gia đình học viên, bởi ngoài việc học nghề họ còn phải chăm lo cho gia đình, có người đi làm thuê ở địa phương khác, đến ngày, đến giờ mới lên lớp học được. Vì vậy giáo viên luôn đến sớm chờ có số lượng học viên tương đối đủ là bắt đầu dạy nghề.

Cũng theo chị Nguyễn Thị Thu Lan, người dân quận Ô Môn rất muốn học nghề để có thể tự chủ xin việc làm tại các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn, vì vậy tỉ lệ học viên tham gia các lớp đào tạo nghể mặc dù không điều trong năm nhưng tỉ lệ học nghề khá cao.

Theo Phòng LĐ-TB&XH quận Ô Môn, 6 tháng đầu năm 2017, quận đã mở các lớp nghề ngắn hạn như: lớp nghề phi nông nghiệp 05/11 lớp  đạt 45,5%  kế hoạch; 01 lớp may gia dụng ở phường Long Hưng có 35 học viên trong đó có 04 hộ nghèo, 05 dân tộc; 01 lớp đan dây nhựa ở phường Châu Văn Liêm có 35 học viên; 01 lớp trồng và chăm sóc cây ăn trái  ở phường Thới An có 30 học  viên; 01 lớp nghề nông nghiệp trồng cây có múi phường Thới Long có 35 học viên; 01 lớp hàn ở phường Thới Hòa có 35 học viên với tổng 170 học viên  (nghèo 05, dân tộc 05, đối tượng khác 160).

Những tháng đầu khai giảng người lao động tham gia học nghề đạt và vượt chỉ tiêu, trong thời gian tham gia học nghề đôi lúc sỉ số có giảm so với ban đầu, tuy nhiên số học viên bỏ học chiếm tỉ lệ thấp.

 

Lớp đào tạo nghề may cho lao động nôg thôn tại quận Ô Môn

 

Tự mở cơ sở sản xuất sau khi học nghề

Chị Tô Thị Trinh An (34 tuổi, ngụ xã Long Hưng, quận Ô Môn) là một trong những tấm gương điển hình cho các học viên có việc làm ổn định sau khi học nghề. Năm 2015, chị tham gia lớp đào tạo nghề may do Trung tâm Dạy nghề quận Ô Môn tổ chức. Sau khi xong khóa đào tạo chị đã có thể tự mở cơ sở may tại gia đình, đồng thời hướng dẫn, dạy nghề và tạo việc làm cho nhiều người. Sau khi có tay nghề vững vàng học tại cơ sở của chị nhiều người đã xin việc làm tại các công ty may khác trên tại thành phố Cần Thơ, hoặc mở cơ sở tại nhà.

Theo một cán bộ của Trung tâm Dạy nghề quận Ô Môn, ngoài chị Tô Thị Trinh An, nhiều học viên khác sau khi hoàn thành khóa học nghề may tại địa phương đã tự mở cơ sở may hoặc nhận quần áo may công nghiệp về nhà may gia công. Phần lớn họ điều có thu nhập ổn định đồng thời vừa có thể chủ động làm các công việc nhà hay nội trợ

Báo cáo của Phòng LĐ-TB&XH quận Ô Môn cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017 quận này đã giải quyết việc làm cho 3.433/6.700 lao động, đạt 51,24% kế hoạch, trong đó: làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 1.945  lao động; làm việc ngoài địa bàn thành phố 1.279 lao động; tạo việc làm từ nguồn Quỹ quốc  gia giải quyết việc làm 200 lao động có 105 nữ (giải ngân 153 dự án, số tiền  3.641 triệu đồng); lũy kế từ đầu năm đưa 10 lao động đi làm việc nước ngoài.

Quận Ô Môn cũng đã phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Việc làm thành phố tổ chức chương trình “Ngày hội việc làm cho lao động nữ thành phố Cần Thơ năm 2017” với sự tham gia của hơn 300 lao động và 20 công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động trên địa bàn quận. Qua đó, có 80 lao động được tư vấn giới thiệu việc làm và 10 lao động được nhận vào làm tại các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quận Ô Môn cũng còn một số khó khăn như công tác tuyên truyền chưa thật sự hiệu quả, sự phối hợp của các địa phương trong việc khảo sát và vận động người dân tham gia học nghề chưa tốt. Bên cạnh đó, mức hỗ trợ học nghề cho lao động tham gia học nghề chưa cao, vì vậy nhiều hộ nghèo chưa tích cực tham gia học nghề.

Từ nay đến hết năm 2017, quận Ô Môn tiếp tục thực hiện thành công và có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017. Tổ chức điều tra khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của người lao động và ngành nghề đào tạo nhất là đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo để mở các lớp dạy nghề đúng với yêu cầu, nguyện vọng của người lao động trong những năm tiếp theo. Đồng thời tích cực liên kết với các công ty, xí nghiệp để đào tạo nghề theo yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chủ động trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

NGỌC THIỆN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh