THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:37

Cần Thơ: Cần phát triển và nhân rộng nhiều mô hình giảm nghèo bền vững

 

 Nghề đan giỏ trồng hoa cảnh tại xã Tân Ấp, huyện Phong Điền.

 

Mô hình giảm nghèo phù hợp với thực tiễn tại địa phương

Vì vậy, thành phố Cần Thơ xác định việc nghiên cứu, phát triển các mô hình giảm nghèo bền vững phải thực hiện đảm bảo đúng quy trình chung vừa phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua thành phố luôn tích cực thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều chính sách và biện pháp đồng bộ được thành phố triển khai hướng tới người nghèo, người cận nghèo, tạo việc làm cho người lao động góp phần quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.

Năm 2016, thành phố Cần Thơ đã xây dựng 8 mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm hiệu quả. Lũy kế từ năm 2011 đến nay toàn thành phố đã xây dựng và nhân rộng 62 mô hình, trong đó 47 mô hình được duy trì và xây dựng mới. Cụ thể, một số mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tiêu biểu như: Mô hình dạy nghề may công nghiệp cung cấp lao động cho nhà máy Vinatex Cần Thơ đặt tại huyện Vĩnh Thạnh, mô hình gia công cách làm thiết bị điện xe gắn máy của Công ty TNHH sản xuất dịch vụ Sài Gòn IDC và Trường TCN Thới Lai, mô hình may công nghiệp kết hợp với Bitis cùa TTDN Bình Thủy.

Bên cạnh đó, Cần Thơ cũng nhân rộng các mô hình đã xây dựng như: mô hình đan lục bình, mô hình sản xuất lúa giống gắn với giải quyết việc làm cho người dân tộc Khme tại huyện Cờ Đỏ, mô hình đan sọt trồng hoa kiểng tại xã Giai Xuân. Các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm được ký kết 3 bên giữa địa phương, cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp được thực hiện ở nhiều địa phương.

 

Cuộc sống của nhiều người dân Cần Thơ còn khó khăn nên đa số chưa tiếp cận
được với các dịch vụ xã hội cơ bản. Ảnh minh họa.

 

Thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo

Tuy đạt được nhiều kết quả nổi bật nhưng công tác giảm nghèo Cần Thơ trong thời gian qua vẫn tồn tại một số hạn chế như: hộ nghèo ở nông thôn và dân tộc thiểu số không có tư liệu sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định; thiên tai, lốc xoáy xảy ra gây thiệt hại về tài sản, nhà ở, sản xuất; một số hộ nghèo chưa thật sự quyết tâm vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ sự hỗ trợ từ chính sách nhà nước; cuộc sống còn khó khăn nên đa số chưa tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bên cạnh đó, những mô hình mang lại hiệu quả thì cũng có không ít những mô hình hiệu quả mang lại so với nguồn lực đầu tư còn quá khiêm tốn, chưa đáp ứng được kỳ vọng giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiều mô hình được triển khai từ trên xuống theo kiểu đại trà, chưa xuất phát từ nhu cầu của người nghèo... Một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chất lượng nguồn lao động còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ, tay nghề của người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động…

Theo Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Cần Thơ về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vừa mới ban hành, trong đó đề ra mục tiêu tổng quát là mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của thành phố… Phấn đấu đến năm 2020 theo kịp các địa phương trong cả nước và đến năm 2030 vươn lên nhóm dẫn đầu các tỉnh, thành phố trong những lĩnh vực có thế mạnh.

Để thực hiện mục tiêu này, trong thời gian tới Cần Thơ cần tạo sự chuyển biến tích cực về mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của người nghèo; thu hẹp khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp và các nóm dân cư trong xã hội…

Ngoài ra, để hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án giảm nghèo như: Đẩy mạnh công tác phối hợp, tuyên truyền các chủ trương, bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành các tầng lớp nhân dân về chính sách đào tạo nghề, học nghề, vai trò của đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố, từ đó xây dựng các kế hoạch đào tạo nghề sát với thực tế, gắn với việc giảm nghèo tại địa phương.

NGỌC THIỆN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh