THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:32

Cần Thơ : Đề cao tính sáng tạo và ứng dụng

 

Tạo động lực cho việc sáng tạo, nghiên cứu


Vừa qua, Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ V Cần Thơ, đã thu hút 161 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc 50 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia, với tổng số 359 thiết bị dự thi, tăng 62 thiết bị so với hội thi lần IV. Cuộc thi lần này cũng quy tụ các tác giả và nhóm tác giả có thiết bị dự thi là những giáo viên có kỹ năng nghề cao, đã từng thiết kế, chế tạo thành công những sản phẩm đạt chất lượng và đang áp dụng trong công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Những thiết bị dự thi tập trung ở các nhóm nghề: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (chiếm hơn 50%), công nghệ kỹ thuật cơ khí máy tính và công nghệ thông tin; thiết bị tổng hợp gồm các nhóm nghề như: Xử lý nước thải, nuôi trồng thủy sản, thú y, kỹ thuật xây dựng, du lịch, chế biến, khách sạn - nhà hàng…đây là một sự khẳng định thêm sự thu hút, tầm quan trọng của việc thiết kế thiết bị  học nghề, dạy nghề toàn quốc nói chung và Cần Thơ nói riêng.

Qua cuộc thi đó, hiện, phong trào sáng tạo càng  phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Cần Thơ.

Ông Nguyễn Trọng Sơn, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cần Thơ, cho biết: « Hiện, việc nghiên cứu, sáng tạo các đề tài không chỉ giúp các giáo viên thuận tiện trong việc giảng dạy mà còn nâng cao chuyên môn cũng như thấy được hạn chế của mình trong việc xây dựng thiết bị, đồ dùng dạy học sát với thực tế. Chính vậy , Trường luôn tạo khuyến khích và tạo mọi điều kiện  cho việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sáng chế, cải tiến thiết bị đào tạo»

Nâng cao chất lượng dạy và học nghề

 

 

Với mục tiêu tổng quát phát triển hệ thống dạy nghề có đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho sản xuất gắn với dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, xuất khẩu, tạo đột phát về dạy nghề. Trong đó, giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề và nghiên cứu sản xuất các thiêt bị dạy nghề rất cần thiết và quan trong. Ông Nguyễn Trọng Sơn nói thêm khi hỏi về hoạt động nâng cao chất lượng dạy nghề.

Ngoài việc đề cao với với sự sáng tạo của các thầy cô trong việc ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất các thiết bị tự làm, các trường nghề tại Tp. Cần Thơ còn phát huy những sản phẩm có tính sư phạm, ứng dựng khoa học hiện đại, các thiết bị mang tính thẩm mỹ, nhiều thiết bị có kết cấu, hình thức đẹp, giá thành rẻ hơn nhiều những thiết bị sẵn có bán ngoài thị trường… Vì vậy, nhóm các tác giả tự tin và đảm bảo việc sản xuất cũng như chuyển giao công nghệ các thiết bị này cho các đơn vị, tổ chức dạy nghề, doanh nghiệp phục vụ trong dạy học và sản xuất.

Ông Đào Minh Lợi, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thới Lai, cho biết: "Mỗi thiết bị là sự nỗ lực rất lớn của các thầy giáo, cô giáo, trong việc tự thiết kế, chế tạo thiết bị dạy nghề. Bên cạnh đó sự quan tâm, động viên kịp thời của lãnh đạo và toàn thể nhà trường,  của các đơn vị. Qua việc tự thiết kế, đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên sẽ có cơ hội phát huy tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo trong việc tạo ra các thiết bị có chất lượng, sát với thực tế sản xuất để ứng dụng vào việc dạy và học, cũng như tiết kiệm kinh phí mua sắm thiết bị."

"Những thiết bị có chất lượng sẽ phổ biến nhân rộng cho các cơ sở giáo dục nghề trong địa phương, hoặc trên cả nước và tất nhiên chúng tôi rất mong thiết bị tự chế của thành phố có thể vươn tầm thế giới". Ông Châu Hồng Thái, Phó Giám  đốc sở LĐ TB&XH Cần Thơ, lạc quan.

THIÊN HƯỚNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh