Bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp
- Dược liệu
- 18:53 - 02/04/2015
87% phụ nữ bị bạo lực đã không tố giác
Họ không tố giác, cam chịu cảnh bạo lực, bạo hành. Theo bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp, việc rà soát toàn bộ Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm nêu lên thực trạng hiện nay về vấn đề định kiến giới, bạo lực hiện nay như thế nào.
Quang cảnh hội thảo
Các đại biểu nhận định, bạo lực đối với phụ nữ vẫn diễn ra phức tạp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, bạo lực thân thể, bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần là 3 dạng bạo lực phổ biến nhất ở Việt Nam với hơn 50% phụ nữ trong hôn nhân cho biết từng trải qua ít nhất một trong ba loại bạo lực này.
Hội thảo này là cơ hội góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật hình sự nói riêng. Một trong những nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng giới được các chuyên gia nêu lên, chính là ảnh hưởng của khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới.
Những khuôn mẫu và định kiến này cũng là những biểu hiện của bất bình đẳng giới, yếu tố đang gây những cản trở và khó khăn lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nguy hiểm hơn, những khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới còn là thủ phạm của nhiều tội ác và bất hạnh, những vấn đề mà xã hội, hệ thống tư pháp của Việt Nam đang phải tìm cách đẩy lùi và ngăn chặn một cách có hiệu quả.
Từ đó, đưa ra những giải quyết các tác động tiêu cực của định kiến giới, ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật của cơ quan tư pháp, bao gồm cả ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận hệ thống tư pháp từ phía dân. Đặc biệt, đối tượng là phụ nữ.
Cần thay đổi tư tưởng lạc hậu về giới
Nhìn chung, hệ thống pháp luật của Việt Nam có thể được xem là bảo đảm quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Hiến pháp của Việt Nam năm 2013 tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng giữa nữ và nam về mọi mặt, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Theo đó, Nhà nước ghi nhận trách nhiệm bảo đảm quyền, cơ hội bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
Ảnh minh họa
Trong thực tế, nhiều văn bản pháp luật khác trên cơ sở đó cũng đã thể hiện được tinh thần bình đẳng giới của Hiến pháp, như: Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Bộ luật Hình sự,...
Tuy nhiên, ở một số khía cạnh khác, những quy định của pháp luật vẫn chưa tạo một khả năng đầy đủ cũng như chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận hệ thống tư pháp, mà một trong những nguyên nhân có thể do còn chịu ảnh hưởng của những khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới hoặc do không ý thức được sâu sắc về tác động của những quy định đó đối với việc thay đổi tư tưởng lạc hậu về giới.
“Điều quan trọng đối với thẩm phán và các cá nhân tham gia hoạt động tư pháp là phải tự giáo dục mình về các khuôn mẫu rập khuôn về giới có hại hoặc sai trái, làm thế nào có thể đưa các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế vào hoạt động xét xử để tránh gây hại cho phụ nữ bởi các khuôn mẫu”- Bà Nguyễn Thị Kim Thoa nhấn mạnh.