Khi nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên:
“Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” và cách trả lời khôn ngoan
- Bài thuốc hay
- 08:21 - 27/12/2022
Những điều không nên hỏi
Hỏi những điều nhỏ nhặt
Những câu hỏi lông gà vỏ tỏi là như thế nào? Là những chủ đề như: ăn cơm ở đâu, nghỉ trưa ở đâu, xe để ở đâu,… . Những câu hỏi này không sai nhưng bạn không nên hỏi ngay trong buổi phỏng vấn bởi vì những chủ đề này quá ư vụn vặt. Bạn có thể phát huy khả năng quan sát của mình để tự tìm đáp án hoặc có thể hỏi thăm đồng nghiệp sau khi đã trúng tuyển thay vì trực tiếp đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân sự tại Hà Nội, TPHCM…
Hỏi về quyền lợi và khối lượng công việc
Công việc mà em phải làm là gì? Em có phải tăng ca nhiều hay không? Tăng ca có được trả lương hay không?
Những vấn đề bạn đang quan tâm không hề sai nhưng hoàn cảnh và thời điểm mà bạn đưa ra câu hỏi thì không thực sự phù hợp. Những câu hỏi về lương thưởng, chế độ phúc lợi bạn cần tìm hiểu rõ ngay trong buổi phỏng vấn để có cơ sở cho bản thân đưa ra quyết định về sau. Tuy nhiên, những vấn đề sâu xa hơn thì bạn nên đợi sau khi nhận được lời mời làm việc từ bộ phận tuyển dụng để có thể tìm hiểu chi tiết hơn. Những câu hỏi dạng này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn không thực sự quan tâm đến công việc, không thực sự mong muốn nỗ lực để giúp công ty đi lên mà chỉ chăm chăm vào lợi ích của bản thân.
Hỏi những điều bạn có thể tự trả lời
Nếu câu hỏi của bạn có thể dễ dàng được trả lời bằng cách tìm kiếm trực tuyến nhanh chóng hoặc bằng cách lướt qua trang web của công ty, đừng dùng nó để trả lời câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”. Những câu hỏi lãng phí thời gian sẽ không được đánh giá cao. Người phỏng vấn kỳ vọng rằng bạn đã nghiên cứu về công ty và hiểu được những điều cơ bản.
Những điều nên hỏi
Tiêu chí đánh giá một nhân viên xuất sắc của công ty
Đáp án này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn về bạn vì nhận thấy bạn là một người có tham vọng, luôn biết đặt mục tiêu cao nhất trong công việc và luôn nỗ lực để chinh phục đỉnh cao sự nghiệp. Câu hỏi này cũng giúp bạn soi chiếu bản thân xem mình đã có được những tố chất nào, cần cải thiện những gì và cần nỗ lực học hỏi, cố gắng hơn nữa để có thể trở thành một nhân viên xuất sắc tại công ty. Một người tham vọng sẽ biết cách để đạt được những thứ mình muốn và sẽ thật sai lầm nếu công ty bỏ qua một nhân viên như bạn.
Kỹ năng cần trau dồi để hoàn thành tốt công việc
Tinh thần hợp tác, ý chí cầu tiến, không tự phụ, không kiêu ngạo, luôn sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng được đào tạo, sẵn sàng học hỏi thêm để phát triển và nâng cao năng lực bản thân là những yếu tố khiến nhà tuyển dụng đặc biệt yêu thích ở ứng viên. Không nhiều người sẵn sàng lắng nghe những điều không tốt về mình và câu hỏi này đang giúp bạn chứng minh rằng bạn là người đi ngược lại với tư duy thiển cận của số đông. Nên nhớ rằng những người biết lắng nghe là những người có khả năng phát triển và đi xa hơn không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống.
Tìm hiểu về lịch sử của vị trí ứng tuyển
Câu trả lời cho câu hỏi này có thể cho bạn biết rất nhiều điều về doanh nghiệp. Ví dụ, nếu đó là một vai trò có tỷ lệ nghỉ việc cao, bạn cần biết lí do là gì? Đây có thể là một dấu hiệu đỏ cho việc quản lý kém, kỳ vọng không rõ ràng hoặc công việc quá căng thẳng. Nếu đó là một vị trí hoàn toàn mới, nó sẽ cho bạn biết vị trí ưu tiên của doanh nghiệp tại thời điểm này.
Trên đây là những gợi ý về cách trả lời câu hỏi: “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” từ nhà tuyển dụng. Vốn dĩ đây là một câu hỏi cực kỳ phổ biến nên ngại gì mà không chuẩn bị sẵn đáp án cho mình từ trước để có thể đưa ra những câu trả lời thuyết phục hơn đúng không nào? Chúc các bạn có những buổi phỏng vấn thành công và sớm tìm được một công việc như ý!