CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:02

Thương mại điện tử Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng

Người tiêu dùng thanh toán bằng hình thức quét mã QR trong sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt” tại Hà Nội (Ảnh minh họa)

Người tiêu dùng thanh toán bằng hình thức quét mã QR trong sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt” tại Hà Nội (Ảnh minh họa)

Ngày 26/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành Công Thương năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Bộ này vừa bình chọn, thương mại điện tử (TMĐT) là 1 trong 10 sự kiện của năm nay.

Năm 2022, quy mô thị trường TMĐT ngành bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới.

Bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, TMĐT đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Sách Trắng TMĐT Việt Nam năm 2022 đánh giá, sau 7 năm thị trường TMĐT Việt Nam đạt nhiều kết quả ấn tượng. Nếu như năm 2018, TMĐT bán lẻ Việt Nam mới chỉ đạt mức 8,06 tỷ USD (tăng 30% so với năm 2017), thì đến năm 2019, TMĐT Việt Nam chính thức vượt mốc 10 tỷ USD, và đạt 11,8 tỷ USD vào năm 2020, tiếp tục tăng lên 13,7 tỷ USD vào năm 2021.

Đáng chú ý, đến năm 2022, ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể sẽ chạm mốc 60 triệu. Giá trị mua sắm trực tuyến của một người dùng sẽ tiếp tục tăng mạnh, dự báo sẽ đạt 260- 285 USD/người trong năm nay.

Làm rõ hơn các thành tích Bộ Công Thương đã đạt được năm 2022, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, dự kiến năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9%, cao hơn cùng kỳ năm trước (tăng 4,8%), đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành (kế hoạch tăng từ 8,5-9%).

“Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng khoảng 9%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (tăng 4,82%) và cao hơn kịch bản tăng trưởng tại Nghị quyết 01 (kịch bản GDP trong công nghiệp tăng 6,4-7,3%)”- Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nêu cụ thể.

Ngoài ra, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

“Với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp”, Thứ trưởng chỉ ra.

Thành Công

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh