THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:09

An Giang: Dạy nghề nông nghiệp cho nông dân

 

Tỉnh An Giang hiện có khoảng 2,2 triệu người, với trên 460.000 hộ, có hơn 70% dân số sống bằng nghề nông ở vùng nông thôn, trong đó, số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60%.

Tuy nhiên, nguồn lao động thiếu kỹ năng, chưa qua đào tạo nghề chiếm số đông cũng lại là một yếu điểm và bất lợi trong tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống cho lao động nông dân ở nông thôn hiện nay.

Thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, những năm gần đây tỉnh An Giang đã tổ chức dạy nghề cho hàng chục ngàn LĐNT, đạt chỉ tiêu 109%.

Trong đó, số LĐNT sau đào tạo có việc làm và tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ trên 70 %, nhiều người tình nguyện tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả.

Qua đó góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết vấn đề an ninh xã hội, tạo cơ hội cho nhiều lao động, chủ yếu là lao động nông dân vùng nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đồng thời góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh nói chung lên trên 35% vào cuối năm 2016. Theo lãnh đạo Sở LĐ – TB & XH tỉnh An Giang cho biết, nói chung những năm qua các địa phương, cũng như các cơ sở dạy nghề đã quan tâm chú trọng tới công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người LĐNT.

 

Qua lớp học về kỹ thuật nuôi dê, hiện nay nuôi dê đã trở thành phong trào được nhân rộng ỡ huyện miền núi Tịnh Biên  

 Đặc biệt đối với lao động là những người nông dân các cấp chính quyền phối hợp với các cơ sở dạy nghề chú trọng dạy những nghề thiết thực, phù hợp với điều kiện, trình độ nhận thức của người lao động.

Nhờ vậy, sau khi học nghề xong, nhiều lao động đã có cơ hội tự tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thú y.

 Hình thức dạy nghề này bước  đầu cũng đã mang lại hiệu quả khá tốt, xuất hiện nhiều mô hình hay,với nhiều gương mặt nông dân điển hình về làm kinh tế gia đình.

Tại huyện Châu Thành, sau khi học qua các lớp ngắn ngày, các khóa tập huấn và chuyển giao kỹ thuật công nghệ, rất nhiều nông dân đã ứng dụng thành công các mô hình như: “1 phải, 5 giảm”, trồng hoa kiểng, chăn nuôi bò, nuôi trồng thủy sản…

Tại địa bàn các xã của huyện Châu Phú đã có trên 91.237 ha/ 95. 872 ha đất lúa được nông dân áp dụng chương trình “3 giảm. 3 tăng”, 1 vụ lúa + 2 vụ màu và 3 vụ màu đem lại lợi nhuận cao hơn độc canh cây lúa.

Trên cơ sở nhu cầu, sau các lớp học nghề chăn nuôi dê do Trung Tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Tịnh Biên tổ chức, UBND xã An Phú quyết định thành lập Tổ hợp tác nuôi dê, với hàng chục thành viên tham gia, mỗi người nuôi từ 20 con – 100 con dê.

Học tập mô hình Tổ nuôi dê, phong trào nuôi dê ở xã An phú ngày càng phát triển với quy mô đàn dê ngày càng tăng về số lượng, đem lại nguồn thu nhập cao, giúp cho nhiều nông dân nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.   

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh