Am Chúa xứ Trầm Hương
- Văn hóa - Giải trí
- 13:17 - 28/09/2015
- Hội An - Thành phố du lịch không khói thuốc lá
- Quảng Trị: Độc đáo du lịch… bom mìn
- Quay cầu Sông Hàn sớm hơn phục vụ du khách: Sản phẩm du lịch đặc sắc
- Từ tháng 10, sẽ có tàu du lịch chất lượng cao Hà Nội-Thanh Hóa
- Khu du lịch biển Hải Tiến (Thanh Hóa) Chỉ “đánh thức” thì chưa đủ
- Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch
Đường lên Am Chúa với hơn 100 bậc tam cấp đã được lát đá hoa cương. Cấu trúc của Am Chúa có bái đường và chính điện. Trên nóc bái đường và chính điện đều có đắp nổi hình tứ linh “Long, Ly, Quy, Phụng”. Ở gian bái đường còn đắp nổi đôi câu đối bằng chữ Hán ghi lại sự tích Bà Thiên Y A Na. Am Chúa còn là nơi lưu lại nhiều dấu tích của cuộc kháng chiến chống Pháp lẫn chống Mỹ của nhân dân Diên Khánh. Theo các bậc cao niên ở đây thì; mỗi khi quân địch tấn công hoặc gây sức ép, nhân dân và dân quân trong khu vực lại kéo lên Am Chúa để cùng bàn bạc nhau cách chống trả kẻ thù. Cây mã tiền cổ thụ đến hơn 300 tuổi ngay trước Am Chúa là một minh chứng. Trong kháng chiến, mỗi lần cần tập hợp hoặc ra hiệu lệnh điều gì đều treo cờ lên cây mã tiền ấy.
Khách đến thăm Am Chúa
Hiện nay cứ đến tháng 3 âm lịch hàng năm lại diễn ra lễ hội Am Chúa. Đây là dịp để người dân Khánh Hòa nói riêng, khách thập phương cả nước nói chung biểu thị tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn", nhớ ơn Bà Mẹ Xứ Sở, snh hoạt văn hóa tâm linh. Hầu hết mọi người đến đây không phải cầu nguyện để có nhiều của nả, cũng không phải cầu nguyện để được giàu có mà không phải đổ mồ hôi làm lụng mà chúng tôi chỉ cầu cho cuộc sống được yên bình hơn. Không gặp phải những tai nạn bất thường trong cuộc sống. Lời cầu nguyện này, tôi tin là linh nghiệm”. Theo ông Miên Thảo, một nhà nghiên cứu về lịch sử thì có thể trên đường rút chạy, hoàng đế Chiêm Thành đã dừng chân ở Khánh Hòa một thời gian. Lúc đó thần vệ nữ là thánh Y A Na có tài sắc và lòng nhân ái bao dung, được hầu hết những người chức sắc trong dòng tộc Chăm nể phục và yêu mến nên khi vua Chàm rút đi đã để mảnh đất này lại cho thần nữ Y A Na cai quản và ngự trị. Bà đi đến đâu chim muông kéo đến chầu hai bên đường, và hoa cỏ cũng xinh tươi rực rỡ hơn để điểm hương cho mỗi bước chân bà đi. Còn có một lý giải khác đầy mầu sắc huyền nhiệm về Y A Na rằng; Xưa kia tại núi Đại An, có hai Vợ chồng tiều phu già không con, trồng rẫy dưa. Dưa chín, thường bị hái trộm. Một đêm ông lão bắt được thủ phạm. Khi biết được kẻ hái là một cô gái nhỏ xinh đẹp nhưng mồ côi, ông liền mang về nuôi. Không ngờ, cô gái ấy vốn là tiên nữ, vì lí do nào đó, phải giáng trần và sau này là Y A Na.
Lễ hội Am Chúa
Không phân biệt tuổi tác, trong các kỳ lễ hội, tất cả đều tụ về đây để dâng lên thánh nữ Y A Na những sản vật gắn bó gần gũi với cuộc sống người dân như; gà, heo, lúa mỳ…Trong những đêm hành lễ trong suốt những ngày diễn ra lễ hội đó dường như ai cũng tin lời cầu nguyện của mình được thánh nữ ghi nhận và phù hộ cho”. Năm 1999, Am Chúa được công nhân là di sản văn hóa cấp quốc gia.