THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:55

A Lưới (Thừa Thiên – Huế): Tái diễn nạn phá rừng tự nhiên làm nương rẫy

Rừng cộng đồng tại xã Trung Sơn bị phá làm nương rẫy trái phép

Rừng cộng đồng tại xã Trung Sơn bị phá làm nương rẫy trái phép

Thời gian gần đây, phóng viên báo Dân sinh lại nhận được phản ánh của người dân xã Trung Sơn về thực trạng khai thác rừng tự nhiên, phát quang rừng để canh tác nương rẫy trái phép trên diện tích rừng cộng đồng thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý rừng cộng đồng A Niêng và Lê Triêng 1 (xã Trung Sơn).

Một người dân xin giấu tên cho biết, một số hộ dân đã lợi dụng thời điểm cơ quan chính quyền tập trung lực lượng cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để đi sâu vào các khu rừng cộng đồng khai phá, làm nương rẫy trái phép. Thậm chí, có những khu rừng bị khai phá nằm sát vành đai biên giới Việt Nam – Lào, nằm dưới chân Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân. Nhiều cánh rừng tự nhiên bị phát trắng, hàng loạt cây rừng tự nhiên có kích thước từ 20 – 50cm bị đốn hạ không thương tiếc.

Tại các diện tích rừng tự nhiên bị người dân khai phá làm nương rẫy, có nhiều cây gỗ lớn bị đốn hạ, cưa cắt

Tại các diện tích rừng tự nhiên bị người dân khai phá làm nương rẫy, có nhiều cây gỗ lớn bị đốn hạ, cưa cắt

Hình ảnh rừng tự nhiên bị phát trắng

Cũng theo người dân này, một số nương rẫy đã được đốt thực bì, phát dọn sạch để chuẩn bị canh tác; một số được phát mới gần đây. "Có khoảng 10 hộ dân vào khai phá, với diện tích rừng bị phát mới là hơn 5.000m2. Có những điểm họ đốt rừng nhưng chưa tiến hành phát", người này cho biết.

Được biết, trước thực trạng trên, ngày 10/4 vừa qua, lực lượng liên ngành, gồm: cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, kiểm lâm A Lưới, Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn A Niêng, Lê Triêng 1 và cán bộ xã Trung Sơn đã tổ chức kiểm tra, ghi nhận thực địa.

Theo thông báo truy tìm đối tượng phá rừng làm nương rẫy ngày 13/4/2020 của UBND xã Trung Sơn, qua kiểm tra, truy quét, UBND xã cùng các cơ quan chức năng phát hiện, tại lô 30, khoảnh 7, tiểu khu 266, có khoảng 505m2 rừng tự nhiên bị phát trắng. Theo xã Trung Sơn, chủ diện tích rừng này là Ban Quản lý rừng cộng đồng Lê Triêng; thực trạng thuộc rừng nghèo (TXN), với chức năng là rừng phòng hộ. Và đây cũng không phải lần đầu tiên, rừng cộng đồng bị khai phá làm nương rẫy, mà thực trạng này đã tồn tại âm ỉ trong suốt những năm qua.

Trong thông báo của mình, chính quyền xã Trung Sơn cũng yêu cầu hộ gia đình, cá nhân nào liên quan đến diện tích rừng bị phát trắng nói trên, cần đến trụ sở UBND xã để giải quyết. Đồng thời, tổ chức, cá nhân nào biết được cá đối tượng vi phạm thì thông báo cho UBND xã Trung Sơn.

Trên thực tế, những cánh rừng nguyên sinh, rừng cộng đồng xung quanh dự án thuỷ điện A Lin B1 và thuỷ điện A Lin Thượng (các xã Trung Sơn, Hồng Vân nói riêng, rừng tự nhiên tại A Lưới nói chung không chỉ bị "bào mòn", mất dần bởi nạn phá rừng làm nương rẫy trái phép. Rừng ở huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Thừa Thiên – Huế này vẫn thường xuyên bị "chảy máu" do nạn khai thác gỗ lậu từ các nhóm lâm tặc địa phương cũng như ngoại tỉnh xâm nhập.

Trước đó, hồi tháng 8/2019, phóng viên đã có chuyến đi sâu vào các tiểu khu rừng 266 và 264 thuộc xã Hồng Trung (nay là xã Trung Sơn) để ghi nhận cảnh rừng tự nhiên, thuộc quản lý của các cộng đồng địa phương bị tàn phá bởi lâm tặc người địa phương và người cộng đồng. Tại thời điểm đó, chúng tôi đã chứng kiến cảnh rừng tự nhiên nằm dọc các khe suối đầu nguồn thuỷ điện A Lin B1 lên sát chân đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân bị xâm hại; nhiều cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ, cưa cắt, xẻ dọc lấy gỗ mang ra ngoài tiêu thụ.

Chỉ 1 thời gian ngắn sau, phóng viên tiếp tục nhận được thông tin phản ánh về thực trạng tương tự tại những diện tích rừng trên. Điển hình như: thời điểm khoảng 15h30 ngày 7/10/2019, kiểm lâm địa bàn phối hợp Ban Quản lý rừng cộng đồng Lê Triêng 1 thu giữ 12 phách gỗ không rõ nguồn gốc tại công trình đập dâng A Lin B3 (Thuỷ điện A Lin B1); đầu tháng 11/2019, chúng tôi nhận được hình ảnh, video thể hiện hiện trường 1 vụ khai thác gỗ trái phép, với những phách gỗ vẫn còn nằm ngỗn ngang tại cánh rừng ở toạ độ: 16’18"20,2N – 08’28"28,9’E thuộc rừng cộng đồng thôn Lê Triêng 1; hay như vụ lực lượng chức năng thu giữ 10 phách gỗ, khoảng 1m3 cũng tại khu vực đập dâng A Lin B3 vào lúc 11h30 ngày 19/11/2019,…Trong khi đó, theo phản ánh của người dân, hiện nay rừng vẫn đang tiếp tục bị xâm hại và điểm nóng là tại diện tích rừng xung quanh công trình thuỷ điện A Lin Thượng, thuộc rừng cộng đồng thôn Ta (xã Hồng Trung).

A Lưới (Thừa Thiên – Huế): Tái diễn nạn phá rừng tự nhiên làm nương rẫy - Ảnh 4.

Lực lượng chức năng A Lưới phối hợp cùng ban quản lý rừng cộng đồng thu giữ nhiều phách gỗ tại đập dâng A Lin B3 ngày 7/10/2019

A Lưới (Thừa Thiên – Huế): Tái diễn nạn phá rừng tự nhiên làm nương rẫy - Ảnh 5.

A Lưới (Thừa Thiên – Huế): Tái diễn nạn phá rừng tự nhiên làm nương rẫy - Ảnh 6.

Hiện trường vụ phá rừng xảy ra vào đầu tháng 11/2019 tại rừng cộng đồng thôn Lê Triêng 1

Trên địa bàn huyện A Lưới, cuối tháng 3/2020 vừa qua, báo chí tiếp tục phản ánh nạn khai thác rừng trái phép xảy ra tại địa bàn xã Hương Phong với hàng nghìn mét vuông rừng bị chặt phá hoàn toàn và nhiều cây gỗ tự nhiên bị cưa hạ. Trong thời gian đầu năm 2020, báo chí nêu lên thực trạng phá rừng tự nhiên để lấy gỗ tại địa bàn xã Hồng Hạ. Sau đó, kiểm lâm A Lưới đã tịch thu được khoảng 1m3 gỗ phách, có nguồn gốc được trục vớt từ các khe đầu nguồn công trình thuỷ điện sông Bồ.

Trả lời phóng viên, ông Lê Nhân Đức – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm A Lưới cho biết, đơn vị vẫn thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát các điểm nóng về khai thác gỗ lậu trên địa bàn phụ trách. Mặt khác, đơn vị cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương và các ban quản lý rừng cộng đồng phát hiện, xử lý các vụ phá rừng, khai thác rừng trái phép. Các vụ việc đã được xử lý nghiêm theo quy định, trong đó có 1 vụ truy tố hình sự vì tội hủy hoại rừng… Riêng việc phá rừng làm nương rẫy xảy ra tại xã Trung Sơn, ông Đức cho rằng, người dân phát lại các diện tích rẫy cũ?

CAO TIẾN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh