Xuân mới ở làng A Xây
- Dược liệu
- 16:33 - 15/01/2017
- An Giang: Tăng tốc giảm nghèo bền vững
- Giảm nghèo phải đặt mục tiêu cao hơn
- Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020: Tập trung 3 nhóm chính sách lớn
- Phát động cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo
- Quảng Ngãi cần chú trọng công tác dạy nghề, giảm nghèo bền vững
- Nhân rộng, lan tỏa những mô hình giảm nghèo
- Thanh Hóa: Xây dựng điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo
Dũng cảm trong thời chiến
Ông Pi Hà Thịnh, một trong những cựu chiến binh một thời dũng mảnh ở A Xây chia sẻ: "Mùa xuân đối với chúng tôi rất ý nghĩa. Đó là dịp để quây quần bên nhau ôn lại những năm tháng đã trải qua. Những mùa xuân trong kháng chiến hay những mùa xuân trong thời bình đều thế cả”.
Làng A Xây là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân đồng bào Rắk Lây và Tày. Người dân A Xây nhiều đời nay vẫn tự hào gọi làng mình bằng một cái tên khác: Làng Bác Hồ. Nhắc lại mốc ra đời tên gọi này, ông Cao Dáng, nguyên là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Khánh Nam tự hào kể: “Năm 1973, cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, A Xây trở thành nơi che chở và nuôi giấu cán bộ. Biết được điều này, địch liên tục càn quét A Xây. Lúc đó Đội trưởng du kích A Xây là A Ma Xanh nói với đồng bào: “Lời của Bác là sức mạnh, là lời của non sông, phải ghi nhớ và thực hiện”. Nói xong, Ma Xanh đứng trước ảnh Bác thề là sẽ đánh địch đến cùng. Ông đã dẫn Đội Du kích đi mai phục địch suốt 7 ngày đêm và sau đó đã bắn rơi máy bay Mỹ. Đó cũng là vào những ngày mùa xuân-mùa xuân đặc biệt-mùa xuân anh dũng của nguồ Rắk Lây”. Từ đó, người dân trong làng đều tự coi mình là con cháu Bác Hồ, làng mình là làng Bác Hồ.
Đường xá A Xây đã khang trang
Nói thêm về quá khứ hào hùng của làng mình, già làng Pi Năng Thiên bồi hồi kể: “Hình tượng Bác đã trở thành sự linh thiêng đến kỳ lạ với người dân A Xây. Mỗi lần gặp hiểm nguy, khó khăn, chúng tôi lại gượng dậy vượt qua để xứng đáng với mong đợi của Bác. Vì vậy, trong kháng chiến, Đội Du kích A Xây bắn hạ được 7 máy bay Mỹ, tiêu diệt hàng trăm tên địch”.
Thật xúc động khi đi vào bất cứ nhà nào ở A Xây, tôi cũng thấy họ treo ảnh Bác Hồ ở vị trí trang trọng nhất, phía dưới là dòng chữ trích từ thư Bác gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xê-đăng hay Ba-na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...”. Đặc biệt, những ngày xuân họ không quên ngồi trước ảnh Bác Hồ để kể những câu chuyện, những thành tựu của một năm như một sự báo công lên với Bác.
Những cánh đồng mái cao sản trù phú
Quyết vươn lên trong thời bình
Già làng Pi Năng Chung đã bước qua 85 mùa rẫy tâm sự: “Mới ngày nào, cái nghèo, cái đói cứ bám A Xây dai dẳng, nay nhiều nhà đã có của ăn của để, có phương tiện nghe nhìn, đi lại. Đồng bào mình đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng mía, thâm canh tăng vụ nên năng suất đạt khá cao. Cả cánh đồng mía xanh bạt ngàn này trước đây đều là sỏi đá. Ơn Đảng, Bác Hồ, làng A Xây bây giờ còn có hàng trăm con bò, trâu, hàng ngàn con lợn. Tết đến, xuân về nhà nhà đều vui vẻ đầm ấm cả. Người Rắk Lây ở mảnh đất này còn ao ước cho nhiều buôn làng khác cũng đầm ấm như thế”.
Trẻ em chăm ngoan đến trường
Ông Nguyễn Văn Tài, Cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Khánh Nam tâm sự: “Mấy chục năm làm cán bộ Mặt trận, tôi nghiệm ra rằng, khi đã đoàn kết, đồng lòng thì chẳng khó khăn nào mà không vượt qua. Cái bụng của đồng bào A Xây tốt và chăm chỉ lắm nên làm cán bộ phải biết khơi dậy điều đó. Nhiều gia đình ở A Xây đã tạo được cơ ngơi tiền tỷ rồi đấy”.
Đáng quý nữa là hầu hết người dân nào trong làng cũng tỏ tường mặt nhau, bởi họ xem việc tìm đến nhau hàn huyên lúc nông nhàn, xem giúp nhau được việc này, việc kia là cái thú vui quan trọng, nhất là những ngày nông nhàn, ngày xuân.