THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:18

Xôn xao việc người dân đào được rễ ba kích “đầu rồng”

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Phong, chủ nhân của bộ rễ ba kích “khủng” cho biết: Trước đó mấy hôm, ông đi vào khu vực núi rừng ở khu 9, xã Phú Lộc để đào ba kích cho con gái. Khi đào, ông tưởng gốc sắn dây, mất cả buổi, ông mới đào được lên. Vác về nhà, ông cân được 9,8 kg. Khúc rễ dài chừng gần 3m, nhìn thoáng giống như “con rồng” vậy.

Ông Nguyễn Văn Phong với “chiến lợi phẩm” của mình. 

Ông Phong cho biết thêm, trước đây vào những lúc nông nhàn, ông cũng thỉnh thoảng đi đào ba kích về bán, nhưng chưa bao giờ đào được bộ rễ cây nào to và “khủng” như rễ cây này. Chỉ có 1 sợi chính mà dài và nặng đến cả chục kg. Đây là loại ba kích ruột tím, vỏ vàng, rất tốt cho sức khỏe. Cũng theo ông Phong, rễ cây này có đến hàng trăm năm tuổi, ngâm rượu rất tốt.

Bộ rễ cây ba kích này đã có người trả ông Phong đến 5 triệu đồng, nhưng ông không bán.

Ba kích còn có tên là dây ruột già, chẩu phóng xì (Quảng Ninh), sáy cáy (Thái), thao tày cáy (Tày), ba kích thiên (Trung Quốc). Tên khoa học của loài cây này là Morinda officinalis stow, họ cà phê (RUBIACEAE). Nơi phân bố của ba kích chủ yếu mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Trước đây, ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở các huyện Hoành Bồ, Cẩm Phả, (Quảng Ninh). Theo quan niệm dân gian, rễ ba kích dùng để ngâm rượu nhằm tráng dương, bổ thận, tăng sinh lực, sức khỏe cho con người.

PV (Theo Xây Dựng)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh