THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:21

WB đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Trong báo cáo trên, nhận định chung về tình hình kinh tế thế giới, WB cho biết: “Mức tăng trưởng chậm tại các thị trường mới nổi chính sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016, nhưng hoạt động kinh tế vẫn sẽ tăng nhẹ từ mức 2,4% (năm 2015) lên 2,9% (năm 2016), nhờ các nền kinh tế phát triển đã lấy lại đà tăng trưởng”.

Theo đó, tăng trưởng kém diễn ra đồng thời tại nhiều nền kinh tế mới nổi, đã gây quan ngại đối với khả năng hoàn thành mục tiêu giảm nghèo và chia sẻ thành quả phát triển cho mọi đối tượng, vì các nền kinh tế này từng là động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu trong thập kỉ vừa qua”.

Báo cáo cảnh báo rằng, tác động lan tỏa từ các nền kinh tế mới nổi sẽ kéo theo hạn chế tăng trưởng tại các nước đang phát triển, đe dọa những thành quả giảm nghèo vốn rất khó khăn mới đạt được.

Việt Nam là một trong những nước sẽ có tăng trưởng cao trong 2016 và nhiều năm tiếp theo. (Ảnh minh họa)

Trong một lần trả lời phỏng vấn, vào đầu năm 2016, nhận định về những cơ hội và thách thức của Việt Nam năm 2016 và các năm tiếp theo, trả lời phóng viên báo chí, bà Victoria Kwakwa, đại diện WB tại Việt Nam cho rằng, bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam năm 2016 là tích cực. Việt Nam đã hồi phục từ sự suy giảm trong 4 năm qua và hiện đang bắt đầu quỹ đạo phát triển.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất ấn tượng, công bằng và ổn định. Trên tất cả các lĩnh vực đều được cải thiện đáng kể. Không chỉ thu nhập cao hơn, người dân Việt Nam còn đạt được trình độ học vấn cao hơn, có tuổi thọ cao hơn hầu hết các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Triển vọng kinh tế Việt Nam được cho là phát triển mạnh hơn so với một số nước trong khu vực.

“Việt Nam đang bắt đầu một làn sóng mới của hội nhập quốc tế và khu vực, mở ra những thị trường mới, hỗ trợ công cuộc công nghiệp hóa, mang tới cơ hội cho các doanh nghiệp thúc đẩy sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, Hiệp định TPP cũng sẽ vượt lên trên khuôn khổ của hội nhập thương mại thông thường và thúc đẩy hiện đại hóa và chuyển biến của Việt Nam hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế trong một loạt các vấn đề thể chế bao gồm mua sắm công, quan hệ lao động, quyền sở hữu trí tuệ”, bà Victoria Kwakwa bày tỏ.

Ngoài Việt Nam, WB còn dự báo 5 quốc gia cũng sẽ đạt tăng trưởng cao gồm Myanmar (8%), Philippines (6,5%), Indonesia (5,7%), Bangladesh và Ethiopia.

NGUYỄN THANH/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh