THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:11

Kỳ bí với tục lễ đâm lưỡi, uống dầu sôi để cầu may khi xuân sang.

Chiếc miếu chứa ẩn nhiều huyến bí.

 Nằm nép mình bên dòng sông Tiền, nhiều năm trước một số vùng ở Mỹ Tho vẫn còn tồn tại những huyền bí này. Thế nhưng trải qua những cuộc biến đổi những người giữ bí quyết để có thể đâm lưỡi mà không đau đều lần lượt quy tiên, còn lớp trẻ không mặn mà nữa. Bên cạnh đó, nhiều thú vui khác cuốn hút họ hơn nên chỉ còn số ít người trung thành với tín ngưỡng và lễ hội hành xác đầy đau đớn này.

Sau khi dạo nhiều vòng tìm kiếm, chúng tôi cũng đến được vùng đất còn lưu dấu nhiều sự kỳ dị này đó là vùng Long Thị,(huyệnTân Châu, An Giang). Ông Trần Chính Tùng, một trong những người còn nắm rõ những điều kỳ bí này cho hay:" Lễ hội hành xác đó rất thiêng đấy.Những “xác căn” khi nhập lễ như biến thành các vị thánh vậy. Đối với nhiều người lớn tuổi và những người từng tập luyện môn võ thuật trân truyền của cụ tổ Hoàng Vương (một trong những người nổi danh đánh nhau với các loại cá xấu và thú dữ để bảo về dân làng từ thuở hồng hoang) thì nghi lễ đâm lưỡi và uống dầu sôi có chết cũng không bỏ được".

Ly kỳ vùng đất thích đâm lưỡi, uống dầu xôi để cầu may mắn khi xuân sang.“Quan đế miếu” là nơi chứa ẩn nhiều kỳ bí

Cũng theo ông Tùng, một trong những ngôi miếu mà nhiều đời nay thường là địa điểm diễn ra nghi thức kỳ dị đó là “Quan đế miếu”. “Quan đế miếu” không chỉ là chốn tâm linh để cho những người dân nơi đây bấu víu vào mỗi khi sa ngã, mà họ còn đến để kêu cầu cho những chàng trai đảm nhận sứ mệnh “xác căn” thay mặt cho nhiều người trong dòng họ, xóm làng đâm vào lưỡi để cầu may.

Lịch sử về chiếc miếu thiêng này dường như rất ít người còn nhớ chính xác. Nhưng chỉ biết rằng, từ khi thành lập miếu đến nay rất ít người dám báng bổ, hay phá phách miếu. Không phải nó đã được xếp hạng di tích mà vi sự tôn kính ăn sâu vào tâm thức người dân miền sông nước này.

Bà Thiều Thị Chung, năm nay đã 83 tuổi nhớ lại: "Cái miếu đó từng là nơi che chở cho rất nhiều người dân trong những trận lũ lụt cuồng phong cách đây nhiều năm rồi đấy. Không nói đâu xa, trận lụt năm 2008, hàng trăm người dân đều về miếu này để cư ngụ nên ai cũng có ý thức tự thân gìn giữa ngôi miếu này cả.Không phải mê tín dị đoan đâu nhưng lúc quá mệt mỏi người ta tìm đến đó để lấy lại sự thanh tịnh và an nhiên của mình. Các chàng trai ưu tú nhất được chọn để hành lễ tự đâm dao nhọn vào lưỡi mình cũng tiến hành chay tịnh hàng tuần lễ. Nghĩa là trong một tuần lễ chay tịnh này những chàng trai ưu tú được chọn ra đại diện thực thi lễ hành xác không được gần gũi phụ nữ, có như thế “xác căn” của họ mới được các vị “bề trên” nhập vào".

Hơn nữa trong suy nghĩ phải thật sự trong sáng không được nghĩ đến những điều xằng bậy, điều ác. Bà Chung cho biết thêm: "Một tuần đó là để cho “bề trên” và các bậc anh linh trong miếu nhận biết xác căn của những thanh niên này. Khi xác căn đạt yêu cầu thì mới được tiến hành lễ hành xác. Và, không phải thanh niên nào chay tịnh trong một tuần cũng được dự lễ hành xác cả. Cũng có những thanh niên khỏe mạnh nhưng lại không được “bề trên” nhập và “xác căn” mà những người ốm yếu lại được làm “xác căn” đấy. Lạ lắm !"

Ly kỳ vùng đất thích đâm lưỡi, uống dầu xôi để cầu may mắn khi xuân sang.Hình ông tổ khởi xứng lễ hội kỳ lạ này là Trần Chính Hảo

 Hành động kỳ quái và liều thuốc bí mật.

 Theo các bậc cao niên ở Tân Thành thì cả vùng đất miền Tây chỉ còn ở đây là giữ được nghi lễ hành xác kỳ lạ này. Bà Chung khẳng định: "Một trong những nguyên tắc nghiêm ngặt phải tuân theo của lễ hội này đó là cách chọn không gian và thời gian tưng ứng với “xác căn”- nghĩa là sức chịu đựng của những người tham gia lễ hội hành xác này.Lúc trước, người ta chọn những ngày hè với ý nghĩa sức nóng và sự đớn đau khi chọc vật nhọn vào lưỡi sẽ giảm đi khi mồ hôi thoát ra. Thế nhưng, nhiều chàng trai không chịu được nóng, hơn nữa cho rằng mùa hè không phải là lúc bắt đầu sinh sôi của vạn vật nên những người giữ tục hành xác bằng cách đâm vào lưỡi mình quyết định chuyển hẳn thời gian sang mùa xuân.Nhớ mãi, đêm đó khi dân làng cùng những người trong dòng tộc của mình đã vây kín, 5 chàng trai ưu tú nhận đã được lựa chọn làm “xác căn”, vận đồ vàng, vấn thắt lưng đỏ sau khi làm lễ khấn miếu đã tiến thẳng đến trước chiếc phi đựng dầu đang sôi và tự thè lưỡi mình ra rạch một đường ngang rồi đâm một nhát vào chính giữa.Khi máu tuôn ra, người già nhất, giữ nhiều bí mật nhất của lễ hội này sẽ tiến đến chát một lớp thuốc lên trên chỗ lưỡi vừa bị đâm và rạch đó, các chàng trai này ngậm miệng lại trong giây lát rồi há ra mà không hề hấn gì.

Cứ tưởng chỉ cần chay tịnh để thể hiện “xác căn” trong Quan đế miếu là có thể ra hành lễ ngay. Nhưng không phải vậy, những người đảm nhận vài trò “xác căn” còn phải trải qua nhiều nghi thức nữa mới được tự rạch lưỡi mình.  Các chàng trai đảm nhận nhiệm vụ xác căn còn phải đến các ngôi miếu thờ các vị quan công khác để thỉnh cầu ý các ngài".

Ly kỳ vùng đất thích đâm lưỡi, uống dầu xôi để cầu may mắn khi xuân sang.Tiến hành rạch lưỡi sau khi được lựa chọn làm “xác căn”. 

Các ngài này gồm; Đường Công, Bửu Công, Lãng Công, Chí Công và Hóa Công. Cách bố trí các vật dụng quanh an thờ 5 vị này cũng đầy kỳ bí và rùng rợn. Các chàng trai đảm nhận vai trò “xác căn” sẽ phải lần lượt tiến hành các hành động như; tự đấm vào người mình, va vào cây cột…Vượt qua được các sự đau đớn này thì mới được tiến hành hành lễ “xác căn”.

Cũng có hai cách để người ta tiến hành lễ “xác căn” là đứng một chỗ nhưng cũng có thể di chuyển trên những chiếc kiệu. Nghĩa là những chàng trai đảm nhiệm trọng trách làm “xác căn” sẽ ngồi trên những chiếc kiệu đi quanh làng một vòng rồi dừng lại đón nhận những tâm sự, những lời than vãn của cư dân trong vùng sau đó sẽ hô to một bài thần chú xua đi các điềm không may mắn.

Rồi đọc một bài khẩn cầu mọi sự may mắn sẽ đến với mọi người trong mùa xuân rồi mới tiến hành rạch lưỡi. Người già thờ phụng am của 5 vị thần công kia đó là ông Hai Nhung. Ông Nhung cũng không rõ những chiếc am này có từ lúc nào. Theo ông Nhung, liều thuốc bí mật để tra lên lưỡi của những người đảm nhận vai trò “xác căn” đó chỉ một vài người ở Tân Thanh mới được biết bí quyết bào chế.

Và, trước khi đưa bài thuốc này vào sử dụng cũng phải đưa vào cúng trước am thờ của 5 vị quan công. Chính ông Nhung cũng không dám tiết lộ bí mật bài thuốc cũng như việc giải thích rõ ràng cúng các quan công đó thì có tác dụng gì. Ông Nhung bộc bạch: "Cứ đời nọ truyền đời kia như vậy thì biết vậy thôi chứ cũng không mày mò tìm hiểu cặn kẽ lắm để làm gì".

Để tăng thêm phần rùng rợn cho lễ hội hành xác diễn ra vào dịp tháng giêng, những “xác căn” còn uống một chút dầu đang sôi sùng sục. Tuy nhiên, trước khi uống, những lá bùa màu vàng được thả vào trong nồi dầu đang sôi. Theo những người dân ở đây thì, uống thêm dầu sôi nghĩa là những lời cầu may mắn sẽ hiệu nghiệm hơn.

Ông Nhung bảo: "Lúc các chàng trai biến thành “xác căn” rồi thì thân thể của họ đã được các vị quan công kia bảo hộ, họ tiếp nhận và nói ra những lời khẩn cầu may mắn cũng giống như lời phán của các vị quan công kia vậy.  Khi tiến hành rạch lưỡi hay uống dầu, cách chàng trai đảm nhận vai trò “xác căn” cũng không còn xưng tên của mình nữa mà xưng tên năm 5 vị quan công; Đường Công, Bửu Công, Lãng Công, Chí Công và Hóa Công".

Điều lạ là, có nhiều người dáng vẻ ốm yếu nhưng khi "nhập xác" thì mạnh mẽ phi thường. Nhớ như in lễ hội hành xác, rạch lưỡi cầu may năm trước, ông Nhung bộc bạch:"Tháng giếng năm 2013, có một thanh niên ốm o, bặng có 45 kg nhưng lại được các quan công lựa chọn làm “xác căn”. Lúc đó bỗng nhiên chàng trai này trở nên mạnh mẽ phi thường".

Nói vậy hóa ra còn thêm một điểm mấy chốt kỳ lạ nữa là để được một trong 5 vị quan công kia chọn làm “xác căn” còn phải xem có duyên với các ngài. Rời vùng đất Tân Thành với nhiều điều chưa được giải mã về lễ hội kỳ lạ này, chúng tôi còn biết ở vùng đất Cầu Kè, (Trà Vinh) vẫn còn lưu giữ lễ hội kỳ bí này. 

MỸ NGA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh