THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:09

Lý giải về cặp giường cổ nóng-lạnh của Công Tử Bạc Liêu.

Con đường phưu lưu của cặp giường quý.

 Ông Trần Văn Nam, người chuyên săn đồ cổ ở TP. Hồ Chí Minh quả quyết khẳng định: “Chính xác cặp giường cổ đó là của “công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy. Tuy nhiên số phận của cặp giường này cũng gặp không ít trắc trở và lưa lạc nhiều nơi. Cũng có thể, do thời đó “Công tử bạc Lưu” vì quá sung túc và giàu có nên không để ý đến việc bảo quản chiếc giường này nên để lưu lạc .

Tôi đã từng trực tiếp mục sở thị chiếc giường này nhiều lần và thấy rất kỳ lạ, loại gỗ này rất khó để xác định chính xác thuộc loại gỗ gì. Tôi đã đi tìm và hỏi nhiều người hòng mua được loại gỗ như thế này nhưng cũng đành bó tay. Có người cho rằng đó là gỗ trắc nhưng hoàn toàn không phải, nếu gỗ trắc thì không nhẹ và có màu sẫm đến thế”.

Cũng theo ông Nam cũng bởi sự độc đáo của cặp giường nên nhiều lần ông cùng một số người thích chơi đồ mỹ nghệ cổ đã đến chùa ngã giá muốn mua với số tiền rất lớn nhưng chùa nhất quyết không bán mà muốn giữa lại như giữ một bảo vật quý của chùa vậy.

Sư Thích Đàm từng nhiều năm làm trụ trì ở chùa Chén Kiểu cho biết: “Cách đây lâu lắm rồi từ những ngày tôi mới về chùa cai quản đã thấy có sự tồn tại của cặp giường này rồi. Chốn cửa phật không ai được mua bán, vụ lợi gì nên mọi ý định của người khác đều được chùa khéo léo từ chối. Cứ để cặp giường đó nếu khi nào không sử dụng thì làm vật quý cho mọi người đến xem vậy thôi. Nhìn là biết, cặp giường này có lẽ đã có tuổi thọ rất lâu rồi”.

Chiếc giường nóng.

Một trong những phật tử già của chùa Chén Kiểu, ông Nguyễn Năm thì cho rằng: “Chiếc giường đặc biệt này được “công tử Bạc Liêu” mua từ những năm 40 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, vì nhiều biến cố khác nay nên cặp giường bị thất lạc. Sau này thì nhà chùa mua về vừa để trưng bày vừa để cho trụ trì nghỉ ngơi. Lúc đó chiếc giường có giá rất rẻ thôi chứ không đắt như bây giờ. Có lẽ sự mất mát một cặp giường cổ đối với “công tử Bạc Liêu” không thấm tháp vào đâu nên ông đã không để ý đến.

Theo quan sát cận cảnh của chúng tôi thì cặp giường cổ này có màu nâu sẫm. Hình dáng gần như giống hệt nhau. Nhiều nét chạm chỗ in rõ dấu ấn kiến trúc mỹ nghệ của các nước phương Tây. Thậm chí phía cuối đuôi giường còn có nhiều biểu tượng cho sự sinh sôi, phồn thực. Tuy nhiên các nét cấu trúc này đều được biểu đạt dưới dạng rất tinh tế chứ không đơn thuần như những chiếc giường khác.

Mỗi chiếc giường có độ cao khoảng 2,6m. Hai chiếc giường này còn được nhiều người đoán định làm nên từ loại gốc gỗ giáng hương đã hóa thạch nên rất chắc chắn.

Đứng cách xa gần 1km mùi thơm vẫn bốc lên dịu nhẹ. Họa sỹ Trần Huy Toàn cho rằng: “Lối trang trí này có lẽ đã du nhập từ phương Tây hoặc chiếc giường này đã được đóng theo ý đồ của một người Pháp. Đặc biệt, mỗi chiếc đều để dùng cho một mùa. Chiếc giường nóng dùng cho mùa đông, giường lạnh dùng cho mùa hè”. Như để thuyết phục thêm người nghe, ông Toàn nói tiếp; giữa mùa hè năm 2012 tôi đã nằm lên chiếc giường lạnh rồi, rất mát, mát như đang nằm trong phòng có điều hòa nhiệt độ vậy. Lạ lắm”.

 Từ 4.500 đồng đến vô giá.

 Vì xác định là kỷ vật của chùa nên sau nhiều lần ngã giá thất bại những tay chơi giường cổ không còn đến chùa Chén Kiểu để lùng mua cặp giường đặc biệt này nữa. Ông Nam cho rằng; "Thôi thì xem như đó là báu vật của chùa vậy. Với lại đối với những vật quý thế này biết đâu để trong chùa lại hay hơn.

Nên chúng tôi không bao giờ tìm mua nữa. Quý là thế nhưng ít ai biết rằng, giá xuất phát điểm của mỗi chiếc giường này chưa đến 6.000 đồng". Ông Toàn lục lại ký ước kể rằng: “Khoảng năm 1949, có nhiều binh biến, gia đình “công tử Bạc Liêu” dẫu giàu có khét tiếng nhưng cũng phải di chuyển hết nơi này đến nơi khác. Đặc biệt đồ quý giá trong quá trình vận chuyển đã thất lạc nhiều ra bên ngoài.

Chiếc giường lạnh.

Người khác có được thì mang đi bán là chuyện rất bình thường. Vào thời điểm đó, nhà chùa mua lại chiếc giường lạnh khoảng 4.500 đồng, còn giường nóng khoảng 9.000 đồng. Nghe kể lại lúc đầu chùa không muốn mua, nhưng có một phật tử sùng đạo Phật từ nước ngoài trở về thương các vị sư trụ trì chùa sống quá đạm bạc, không có chiếc giường đẹp để an vị sau mỗi ngày hành đạo và tụng kinh mệt nhọc. Thế nên phật tử này khuyên nhủ mãi và hỗ trợ thêm tiền nên chùa mới mua”.

Lúc mới mua hai chiếc giường này, các sư trong chùa ai thích đều có thể nằm ngủ. Nhất là trong mùa nóng, chiếc giường lạnh trở thành nơi nghỉ ngơi chung của nhiều vị sư. Có người nghỉ vài tiếng rồi nhường cho người khác. Riêng sư trụ trì thì được ưu tiên hơn. Nếu tính chi tiết có lẽ cặp giường này đã trải qua ba đời sư trụ trì rồi mà vẫn giữ được những nét độc đáo như những ngày đầu”.

 Anh Nguyễn Huy Hoàng, người thường xuyên qua lại và có nhiều lần được nằm thử trên cặp giường này cho biết:" Cũng từng là người đi đây đó nhiều nơi nhưng thấy có cặp giường lạ thế này thì đây là lần đầu tiên. Tôi có mang các đặc điểm của chiếc giường về đối chiếu với các tài liệu mình thu thập được nhưng vẫn chưa tìm ra lý giải nào rõ ràng cả.

Có lẽ chiếc giường này được lắp giáp sen kẽ giữa gỗ cẩm hương và một loại đá lạnh đặc biết nên mùa hè mát mẻ như vậy. Còn chiếc giường nóng có lẽ họ dùng những đoạn cây rừng có khả năng nóng lên mùa đông”. Do không có nhiều kiến thức về bảo quản đồ mỹ nghệ nên hai chiếc giường cổ này đang được nhà chùa tạm dừng cho khách lên nằm thử để tìm kiếm giải pháp bảo quản tốt nhất.

Sư Thích Long cho biết: "Là kỷ vật của chùa nhưng cũng không khó khăn với ai cả, ai lên nằm thử cũng được thôi. Nhưng thời điểm này đang tìm giải pháp bảo quản. Nếu suôn sẻ cuối năm 2013 này, khách tham quan đến chùa lại có thể trực tiếp nằm trên cặp giường cổ này thôi”.

 Hé lộ nhiều bí ẩn từ cuộc đời “công tử Bạc Liêu”. 

Cuộc đời của vị “công tử bạc Liêu”, từ khi còn là anh “hai lúa” đến đại gia đến nay vẫn còn nhiều điều chưa được sáng rõ. Ông Nguyễn Quốc Long, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa miền Tây Nam bộ cho rằng; đây là một nhân vật khá đặc biệt mà tôi tin rằng không chỉ các nhà nghiên cứu xã hội học mà ngay cả con cháu ông ta cũng chưa hiểu hết con đường trở nên giàu có và quay về nghèo mạt của “công tử Bạc Liêu”. Công tử Bạc Liêu (tên thật là Trần Trinh Quy, sau đổi thành Huy) là người nổi tiếng hơn cả trong lĩnh vực ăn chơi với giai thoại lừng danh “đốt tiền nấu trứng”.

Dòng họ Trần Trinh khởi đầu nghèo khó, bất ngờ vươn lên hàng giàu có bậc nhất Nam Kỳ, rồi nhanh chóng lụi tàn như lúc phất lên. Người có công trong việc gây dựng nên sự nghiệp của gia tộc Trần Trinh là ông Hội đồng Trạch (Trần Trinh Trạch, cha ruột ông Huy). Sau khi cha mình già nua và khuất núi thì những cuộc ăn chơi của ông Huy khiến cho đống của nả dần tan biến.

Theo nhận định của nhiều người, cả cuộc đời ăn chơi của ông Huy ít nhất tiêu hết gần 3 tấn vàng. Trong nhiều chuyến lên Sài Gòn ăn chơi, các đại gia ngay cả quan chức Pháp cũng phải ngỡ ngàng trước sự giàu có sa hoa của ông Huy. Ông Long cho rằng:"Có thể sự phất lên của gia đình “công tử Bạc Liêu” nhờ một phần buôn bán và trao đổi ruộng đất đồn điền."

Thời cao điểm có lúc trong nhà ông Huy nuôi hàng trăm tá điền, người hầu. Hàng chục biệt thự mọc lên trước sự ngỡ ngàng của đại sứ Pháp trong một lần về thăm. Trong một số lần lên Sài Gòn rong chơi cùng cha mình , công tử Huy đã nhanh chóng nảy ra những ham muốn sa hoa, ông muốn được sở hữu chiếc xe Chevrolet giống y hệt loại xe vua Bảo Đại từng đi.

Đó chỉ là mở màn cho những ngày đầu tiên của cuộc đời ăn chơi xa hoa của “công tử Bạc Liêu”. Tiếp sau đó, ông liên tục tụ tập bạn bè tổ chức những bữa tiệc lên đến gần 500 người trong chính ngôi nhà lớn cảu gia đình mình. Có lúc “công tử Bạc Liêu” còn định mua phi cơ riêng khiến ông Hội đồng Trạch cũng phải ngỡ ngàng. Chính sự ăn chơi vô độ này đã khiến dòng họ Trần Trinh ngày càng mạt vận. 

MỸ NGA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh