THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:44

Vợ chồng A Phủ lên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội

 

 

Đây là vở diễn nghệ thuật tổng hợp mở đầu cho Dự án sáng tạo những tác phẩm Nghệ thuật biểu diễn đương đại gắn với quảng bá du lịch Hà Nội và tôn vinh thương hiệu Nhà hát Lớn Hà Nội bởi ý tưởng của Biên đạo múa Tuyết Minh. 

Theo đó, “Mỵ” sẽ giới thiệu đến khán giả trong nước và quốc tế bản sắc văn hóa dân tộc Mông, một trong 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những nét văn hóa, nghệ thuật độc đáo, giàu bản sắc thông qua ngôn ngữ của âm nhạc, nghệ thuật múa, kỹ thuật, kỹ xảo của nghệ thuật xiếc, nghệ thuật sắp đặt với sự thể hiện của các nghệ sĩ tài năng của Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc. 

Chương trình được chia làm 3 phần với Lời yêu trên đỉnh núi, Con ma nhà Thống Lý và Chạy đi.  Ở phần I, Lời yêu trên đỉnh núi, Mỵ và A Phủ đại diện cho những chàng trai, cô gái Mông khát khao được sống hòa vào thiên nhiên, trao gửi tình yêu, tôn vinh bản sắc văn hóa tươi đẹp của dân tộc Mông.

Phần II bắt đầu với quãng đời tủi hổ, câm lặng của Mỵ và A phủ trong những đêm dài đen tối dưới ách thống trị tàn bạo của bọn chúa đất phong kiến cùng với tư tưởng thần quyền giết chết mọi ước mơ, khát vọng; làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm xúc của con người. Những kiếp người cơ cực ấy đã truyền lửa sống và cùng nhau vùng dậy can trường từ bóng tối của cuộc đời đau khổ, tủi nhục, chạm tới ánh sáng của nhân phẩm, tự do. Từ bóng tối của cuộc đời đau khổ, tủi nhục, Mỵ và A Phủ cùng nhau chạy về miền đất mới vươn tới ánh sáng của nhân phẩm, tự do và vững niềm tin vào tương lai hạnh phúc.

Lấy cảm hứng từ “Vợ chồng A Phủ” - tác phẩm văn học của nhà văn Tô Hoài, nhưng “Mỵ” được thể hiện qua loại hình nhạc kịch hấp dẫn, vẽ lên bức tranh với những gam màu đầy xúc cảm, ca ngợi phẩm chất cao đẹp, sức sống mãnh liệt và khát vọng tự do cháy bỏng của những người con nơi núi rừng Tây Bắc.

Vở diễn sẽ được công diễn định kỳ gắn với tour du lịch thăm quan Nhà hát Lớn Hà Nội, nơi không chỉ được biết đến như một công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng nghệ thuật đặc sắc của nền nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đương đại.

Để phù hợp thời lượng tua tham quan, vở diễn sẽ được chắt lọc, điều chỉnh, thu gọn trong khoảng 30 phút. Thay vì hát quá nhiều, ngôn ngữ múa và âm nhạc sẽ được huy động để du khách, nhất là khách quốc tế dễ tiếp nhận, các bài hát độc lập sẽ được lồng vào nội dung. Lượng diễn viên tham gia sẽ được chia thành hai kíp diễn để bảo đảm tính liên tục của các suất diễn.
Từ giữa tháng 8, chương trình chính thức được đưa vào biểu diễn ở Nhà hát Lớn phục vụ khách du lịch và sang năm 2019 sẽ có lịch diễn cố định với tần suất một tuần ba buổi.
Cũng đi theo phương thức này, với mục đích làm phong phú hơn những sản phẩm nghệ thuật chất lượng cao phục vụ du khách gắn liền thương hiệu Nhà hát Lớn, sau Mỵ, biên đạo múa Tuyết Minh và ê-kíp dự kiến tiếp tục bắt tay chuyển thể Truyện Kiều bằng ngôn ngữ ca - múa - nhạc kết hợp công nghệ máy chiếu hiện đại…

Nguyễn Thanh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh