THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:12

Việt Nam có nhiều chính sách bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương

Theo đó, nhiều chương trình hành động cấp quốc gia được ban hành như: Chương trình hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030;  Chương trình phát triển xã hội giai đoạn 2021 - 2030… góp phần bảo đảm tốt hơn quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Việt Nam đang tiếp tục triển khai Luật Bình đẳng giới, Luật Người khuyết tật và tích cực nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về các vấn đề này.

Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật.

Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật.

Việt Nam tăng cường và đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình quốc gia của giai đoạn 2016 - 2020, trong đó lồng ghép các nội dung nhằm ưu tiên giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương và nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và nhóm dễ bị tổn thương, như: Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012 -  2020; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2012 - 2020; Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020; Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình mục tiêu về biến đổi khí hậu và phát triển xanh và Chương trình mục tiêu về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020...

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục nỗ lực bảo đảm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người nghèo; hỗ trợ tìm kiếm việc làm, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, trợ giúp pháp lý, tiếp cận văn hoá, giao thông, công trình cho người khuyết tật. Các đài phát thanh, truyền hình địa phương không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục; chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc miền núi, vùng cao thông qua việc tăng số lượng đài phát thanh và thời lượng phát sóng các chương trình nhiều thứ tiếng dân tộc. Phản ánh các mặt hoạt động, nét văn hoá đặc trưng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số cũng như phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hướng dẫn tạm thời dự phòng và chăm sóc phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh đã được ban hành nhằm giúp các cơ sở sản khoa, cơ sở cách ly thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh.

Việt Nam đang nghiên cứu xem xét phê chuẩn một số công ước quốc tế về quyền con người như Nghị định thư Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) trong giai đoạn 2021 - 2025; Công ước về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di cư và các thành viên gia đình họ, Công ước số 97 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Di cư vì việc làm và Công ước số 143 về Lao động di cư.

Ngoài ra, các Việt Nam cũng đang tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng gia nhập một số Công ước quốc tế về quyền con người như Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị mất tích cưỡng bức (CPED), Công ước 1954 về quy chế đối với người không có quốc tịch… hiện trong quá trình đánh giá mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam với quy định của Công ước.

Việt Nam đã phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của ILO về việc áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể vào năm 2019 và Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức vào tháng 6/2020. Như vậy, tính đến ngày 1/1/2021, Việt Nam đã tham gia 25 công ước quốc tế về quyền lao động của ILO trong đó có 7/8 công ước cơ bản.

Năm 2019, Việt Nam cũng đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi với nhiều quy định mới bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, bao gồm các Công ước của ILO và Liên hợp quốc về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập cũng như các Hiệp định CPTPP và EVFTA. Việc xây dựng hồ sơ gia nhập Công ước số 87 của ILO về Tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức theo lộ trình đề ra tại Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện CPTPP đang được đảm bảo đúng lộ trình thực hiện, dự kiến vào năm 2023.

Việt Nam đã có lời mời Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển vào thăm Việt Nam, tuy nhiên do điều kiện dịch bệnh nên chuyến thăm chưa thể diễn ra. Việt Nam tiếp tục tăng cường trao đổi, hợp tác với Liên hợp quốc và các Thủ tục đặc biệt trong các khóa họp thường kỳ của Hội đồng Nhân quyền cũng như thường xuyên có trả lời đối với các đề nghị cung cấp thông tin của các Thủ tục đặc biệt.

Về tăng cường đối thoại, Việt Nam tiếp tục triển khai các vòng Đối thoại về quyền con người với các đối tác như Mỹ, Australia, EU… cũng như duy trì trao đổi thường xuyên với các nước tại các khuôn khổ khác hay các diễn đàn đa phương của LHQ. Trong điều kiện chống dịch, Việt Nam cũng đã có các trao đổi không chính thức với các nước qua hình thức trực tuyến để duy trì đối thoại về các vấn đề cùng quan tâm.

Trong năm 2020, với 112 nước đồng bảo trợ, Việt Nam đã lần đầu tiên đề xuất và thúc đẩy thông qua bằng đồng thuận nghị quyết của Đại hội đồng LHQ lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh. Việt Nam đã có đóng góp thiết thực vào nỗ lực chung của thế giới nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh thể hiện cam kết mạnh mẽ về bảo đảm quyền con người với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh