Going Global 2019: Cần xây dựng văn hóa kết nối trường đại học và doanh nghiệp
- Giáo dục nghề nghiệp
- 03:27 - 22/05/2019
- 'Quốc tế hóa giúp nâng cao chất lượng giáo dục đại học'
- Thí điểm đánh giá 2 Trường Cao đẳng theo tiêu chí của Vương quốc Anh
- Chia sẻ kinh nghiệm giữa các trường cao đẳng xứ Wales - Vương quốc Anh và Việt Nam
- Tự chủ giáo dục- Mô hình từ Vương quốc Anh
- Ngày hội Giáo dục Vương quốc Anh 2016: Cơ hội thực hiện ước mơ
Hội nghị Going Global năm 2019 tập trung vào bốn vai trò chính của giáo dục đại học quốc tế.
Hội nghị Going Global năm 2019 tập trung vào bốn vai trò chính của giáo dục đại học quốc tế, thông qua lăng kính chính sách hoặc thực hành bao gồm: Nơi sản sinh tri thức toàn cầu; nơi phát triển kỹ năng cấp độ cao; điểm tựa của xã hội toàn cầu và là nơi cung cấp giải pháp; vai trò lãnh đạo và đối tác trong thế giới tương lai.
Một số chia sẻ của các đại biểu tham gia Hội nghị Going Global 2019:
TS Hà Thục Viên, Phó Hiệu trưởng Đại học Việt Đức (Hà Nội):
TS Hà Thục Viên, Phó Hiệu trưởng Đại học Việt Đức (Hà Nội): Để quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại học thì chúng ta không thể không bước vào cuộc chơi của công nghệ số.
“Để quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại học thì chúng ta không thể không bước vào cuộc chơi của công nghệ số. Tuy nhiên để làm được việc này cần có sự hợp tác đặc biệt, đó là hợp tác Đông Tây, hợp tác Nam Bắc, nghĩa là hợp tác giữa các quốc gia phát triển với các quốc gia đang phát triển, giữa các quốc gia có nền giáo dục đại học (GDĐH) hiện đại và các quốc gia cần cải cách nâng cao chất lượng GDĐH.
Để thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu cũng như là quốc tế hóa, chúng ta cần cân nhắc sử dụng ngôn ngữ quốc tế trong GDĐH. Đó là dạng ngôn ngữ thứ hai, tạo nền tảng cho sinh viên, giảng viên tiếp cận với hệ thống giáo dục hiện đại hiện nay. Và việc hợp tác giữa các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển sẽ giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ và vấn đề hiểu biết giữa các quốc gia về các vấn đề GDĐH khác nhau…”.
PGS, TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia TPHCM:
“Hội đồng Anh đang phát huy rất tốt vai trò kết nối giữa Vương quốc Anh và khu vực Đông Á trong lĩnh vực đào tạo đại học. Đây là một lĩnh vực hợp tác rất có ý nghĩa cho sự phát triển của Việt Nam với định hướng Sáng tạo và Đổi mới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
PGS, TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường Đại học KHNV, Đại học quốc gia TPHCM: Các trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam cần xây dựng văn hóa kết nối trường đại học và doanh nghiệp.
Ngày đầu tiên tôi đã tham dự lớp học về lãnh đạo cho một thế giới tương lai và về xây dựng chương trình đào tạo, tôi nhận thấy dù ở ngóc ngách nào của các châu lục, các trường đại học cũng đang đối mặt với các thách thức giống nhau đó là sự thay đổi mạnh mẽ của công nghệ và nhu cầu liên kết với doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực và sáng tạo tri thức tốt hơn.
PGS Ngô Thị Phương Lan cũng cho biết, kết nối doanh nghiệp và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn thường khó hơn các lĩnh vực khác; các trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam cần xây dựng văn hóa kết nối trường đại học và doanh nghiệp, và Chính phủ cũng cần có những chính sách khuyến khích thúc đẩy các chương trình hợp tác này.
PGS, TS Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT):
PGS, TS Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT): “Việt Nam xem quốc tế hóa là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng".
“Việt Nam xem quốc tế hóa là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng. Chính phủ hiện cam kết đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và các chương trình chất lượng qua việc mở cửa thị trường các chương trình liên kết đào tạo, đầu tư thành lập trường đại học xuất sắc, đào tạo đội ngũ cán bộ ở nước ngoài và tập trung vào hợp tác nghiên cứu. Chất lượng là trung tâm của việc phát triển giáo dục đại học”.
TS Đặng Văn Huấn (Bộ GD&ĐT):
TS Đặng Văn Huấn (Bộ GD&ĐT): Going Global 2019 có tác dụng trong việc tăng cường kết nối và chia sẻ giữa các quốc gia trên thế giới.
"Ấn tượng đầu tiên mà tôi nhận được trong hội nghị Going Global 2019 là một khái niệm mới mang tên “Knowledge Diplomacy”, tạm dịch là Ngoại giao tri thức. Theo tôi, đây là một khái niệm khá mới của thế giới để nhấn mạnh vai trò của giao lưu, nghiên cứu, học thuật, hợp tác trong giáo dục đại học, và có tác dụng trong việc tăng cường kết nối và chia sẻ giữa các quốc gia trên thế giới. Đây là vấn đề mà Việt Nam chúng ta cần có nhiều thông tin và cũng cần tham gia vào xu hướng phát triển của thế giới.
Going Global 2019 đã trình bày bài nghiên cứu về đề tài “Knowledge diplomacy in action”. Bài nghiên cứu giới thiệu một cái nhìn mới về việc sử dụng khung ngoại giao tri thức tập trung vào hợp tác, mang lại những lợi ích lẫn nhau, cùng nhau nhưng vẫn khác nhau cho các bên tham gia".
GS Hisham Elkadi đến từ trường Đại học Salford cũng nhấn mạnh mong muốn được nhìn thấy rõ nét hơn sự kết hợp giữa chính phủ, trường đại học và doanh nghiệp trong một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ không thể tách rời.
Các đại biểu tại Hội nghị Going Global 2019.
Đại biểu Malaysia đưa ra đề nghị thúc đẩy nhu cầu bằng cách tập trung vào việc thu thập dữ liệu; đại biểu Đài Loan chia sẻ về Mạng lưới Taiwan Dynamic cho phép sinh viên, giảng viên và doanh nghiệp kết nối với nhau để giải quyết những thử thách toàn cầu; đại biểu Thái Lan chia sẻ ba công việc khoa học với nhiệm vụ thực hiện đổi mới sáng tạo; cách thức trường đại học giúp doanh nghiệp qua chương trình hỗ trợ như gửi cán bộ nghiên cứu đến làm việc với doanh nghiệp và Chính phủ hỗ trợ 50% ngân sách...