THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:04

VAMC xử lý 90,65 nghìn tỷ đồng nợ xấu

 

Luỹ kế từ khi thành lập đến hết 31/12/2017, Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VMAC) đã thực hiện mua được 26,27 nghìn khoản nợ của 16,84 nghìn khách hàng tại 42 tổ chức tín dụng có tổng dư nợ gốc nội bảng 309,71 nghìn tỷ đồng với giá mua nợ là 279,26 nghìn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt.

Sẽ xử lý nợ xấu theo hướng "mua đứt, bán đoạn".

 

Trong khi đó, kể từ khi bắt đầu triển khai hoạt động mua nợ theo giá thị trường vào đầu năm 2017, tính đến hết năm này, tổng giá trị mua nợ của VMAC là 3,14 nghìn tỷ đồng.

Số liệu thống kê cho thấy, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng xử lý nợ đạt 90,65 nghìn tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2017, nhờ có sự ra đời của Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội, VAMC đã thu được 30,85 nghìn tỷ đồng, gần bằng 2/3 tổng giá trị thu hồi nợ của cả 4 năm trước đó, tăng gần 2 nghìn tỷ đồng so với năm 2016.

Đối với các khoản nợ mua theo giá thị trường, sau khi mua nợ, VAMC đã triển khai ngay các giải pháp xử lý nợ phù hợp như thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, áp dụng các biện pháp cơ cấu lại nợ, thu giữ, bán đấu giá, bán thoả thuận tài sản… để thu hồi nợ.

Đến nay, đã thu hồi được cơ bản số tiền mua nợ với tổng số tiền đã thu hồi từ khoản nợ mua thị trường đạt 2,91 nghìn tỷ đồng, chênh lệch tài chính từ hoạt động mua nợ luỹ kế khoảng 52 tỷ đồng.

VAMC cũng hỗ trợ khách hàng đang gặp khó khăn có triển vọng phục hồi cơ cấu nợ thông qua việc miễn giảm lãi, điều chỉnh lãi suất cũng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Ngoài ra, VAMC đã triển khai và hoàn thiện việc rà soát, phân loại và dự kiến biện pháp xử lý đối với các khoản nợ có dư nợ trên 30 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch VAMC, đã đến lúc phải "bày" nợ xấu ra thị trường để chào bán; nếu muốn xử lý khoản nợ xấu này nhanh, triệt để mà không dùng vốn ngân sách.

KHÁNH VÂN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh