CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:45

Ưu tiên hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Ưu tiên hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Nghề Công nghệ ô tô với công nghệ thực hành ảo tại trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh

Đây là nội dùng đươc đua ra tại Hội nghị trực tuyến giao ban mở rộng với một số Sở LĐ-TB&XH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vừa tổ chức.

Theo Chánh Văn phòng Tổng cục GDNN Nguyễn Hải Cường, trong 5 tháng đầu năm, ngành GDNN đã tích cực đổi mới công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Kết quả tuyển sinh trung cấp, cao đẳng, tính đến tháng 5/2021 đạt 29.369 người, bằng 5% kế hoạch năm 2021 và bằng 120% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó: cao đẳng 11.213 người, trung cấp 18.156 người. Một số ngành, nghề có kết quả tuyển sinh tốt như: máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, du lịch… Đối với đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, cả nước tuyển sinh, đào tạo cho hơn 200.000 người trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, đạt 16,9% kế hoạch năm (1.768 nghìn người), bằng 65,2% cùng kỳ năm 2020 (460 nghìn người), trong đó, số người được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là 12.500 người.

Đặc biệt, trước tác động to lớn của dịch bệnh đến toàn xã hội, Tổng cục GDNN đã nhanh chóng tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo tại các địa phương. Trong đó, Tổng cục đã kịp thời tham mưu cho Bộ LĐ-TB&XH có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Luật GDNN, các văn bản chỉ đạo của Trung ương để phê duyệt kế hoạch và chủ động bố trí kinh phí năm 2021 hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.Tổng cục GDNN cũng đã đề xuất sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ cho các đối tượng tham gia các khóa đào tạo nghề để chuyển nghề, chống thất nghiệp. Trước mắt tập trung thực hiện đối với một số ngành nghề sử dụng nhiều lao động và bị tác động nặng nề do dịch bệnh (dệt may, da giày, lắp ráp, chế biến) theo hướng giảm điều kiện hỗ trợ. Bên cạnh những kết quả đạt được, có thể nói, trong 5 tháng đầu năm, những nỗ lực công tác của ngành GDNN cũng chưa thể khỏa lấp được ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, cũng như những hạn chế tồn tại trong lĩnh vực GDNN bấy lâu nay, vốn cần có thời gian để hoàn thiện. Đơn cử, lĩnh vực GDNN gặp phải những khó khăn về tuyển sinh nhất là đối với những ngành, nghề nặng nhọc độc hại, ngành nghề trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao;

Bên cạnh đó, số lượng tổ chức kiểm định chất lượng GDNN độc lập còn ít, phần lớn các cơ sở GDNN chưa hình thành hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng; việc chuẩn bị đào tạo, đào tạo lại nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 còn có những khó khăn và chưa triển khai đồng bộ; cơ sở dữ liệu phục vụ hoạch định và điều chỉnh chính sách chưa đảm bảo tính cập nhật, liên thông, kết nối. Theo đó, để giải quyết những khó khăn này, những giải pháp được Tổng cục GDNN đề ra, đó là tăng cường công tác truyền thông; nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chủ động trong điều hành, kiên trì thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao đầu năm. Hiện, Kế hoạch truyền thông GDNN năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025 đã được ban hành và Tổng cục đang hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời, tiếp tục hướng dẫn các cơ sở GDNN tổ chức đào tạo trực tuyến 2 môn học chung là Tin học và Ngoại ngữ; triển khai hướng dẫn đào tạo thí điểm năm thứ 2 cho 22 nghề cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng, trước mắt, cần ưu tiên hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lao động tại các tỉnh bị thiên tai, biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo.

Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng thông tin thêm, tại thông báo số 130/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về những vấn đề, nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất, trong đó đã ghi nhận Giáo dục nghề nghiệp bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong quản lý nhà nước; một số ngành nghề đào tạo đã tiếp cận với trình độ các nước phát triển trong ASEAN và thế giới, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp được triển khai đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.

Trên tinh thần vì sự phát triển của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục trưởng đề nghị các Sở LĐTBXH và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các ý kiến thẳng thắn về những khó khăn, vướng mắc hiện tại của hệ thống, các trường cần được tháo gỡ. Những việc cần trung ương tháo gỡ, tạo điều kiện hỗ trợ, những việc thuộc thẩm quyền của địa phương và những việc nhà trường cần phải nỗ lực, khắc phục vượt qua. Tổng cục trưởng cũng đề nghị các Sở LĐTBXH, các trường cần có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý dạu và học trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Theo Tổng cục GDNN, dự kiến kết quả tuyển sinh GDNN 6 tháng đầu năm được 635 nghìn người (bằng 26,7% kế hoạch năm 2021), trong đó: trình độ trung cấp, cao đẳng là 35 nghìn người, đạt 6% kế hoạch, trình độ sơ cấp và các chương trình GDNN khác là 600 nghìn người (đạt 34% kế hoạch). Số người được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là 40 nghìn người.


PHƯƠNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh